Doanh nghiệp NK được hoàn thuế khi thực hiện tái xuất hàng chưa gia công,ệpchếbiếnchếtạokỳvọngtăngtốdự đoán celta vigo chế biến | |
Phải kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa doanh nghiệp nội địa thuê doanh nghiệp chế xuất gia công | |
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lấy lại đà “tăng tốc” |
Chế biến dứa tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Ảnh minh họa: TTXVN |
Nhiều dư địa tăng trưởng
Theo Bộ Công Thương, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,07%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (tăng 5,03%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (quý 1/2021 tăng 6,44%), đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm.
Đặc biệt, trong xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch quý 1/2022 đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý 1/2021 và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Lý giải về nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu ngành chế biến, chế tạo tăng tốc từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, tình hình thị trường hiện nay đã tốt hơn năm 2020, 2021, thậm chí vượt năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Toàn bộ mặt hàng truyền thống của May 10 đều đã kín đơn hàng đến hết tháng 6/2022. Thậm chí, một số mặt hàng như veston đã có đơn kín đến hết tháng 9/2022, sau hơn 1 năm chỉ hoạt động được 30% năng lực sản xuất.
Tương tự, đại diện Công ty TNHH Miền Bắc cho biết, ngay trong quý 1/2022, toàn bộ công nhân đã đi làm để đảm bảo công suất lên tới 14 triệu sản phẩm/năm. Việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và sự thông thoáng trong vận chuyển hàng hóa, logistics cùng việc đầu tư thêm trang thiết bị đã tăng nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, trong quý 1/2022, doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian do nghỉ Tết dài ngày và tình hình dịch bệnh phức tạp, nên lượng hàng hóa sản xuất vẫn thấp hơn so với năng lực thực tế. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể khai thác tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế, dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp ngành này còn nhiều. Dự kiến từ quý 2, hoạt động sản xuất đi vào ổn định, sản lượng và doanh thu sẽ còn tăng lên.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Tổng cục Thống kê cho thấy, doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất - kinh doanh trong quý 2/2022, với 82,3% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý 1/2022.
Mở rộng, tăng năng suất
Mới đây, trong Chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5-7%/năm.
Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến, kho bãi để nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã đầu tư xây dựng Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La. Đây là tổ hợp chế biến sâu có tổng công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm, gồm 3 dây chuyền có thiết bị và công nghệ hiện đại. Dự án đi vào hoạt động đảm bảo tiêu thụ hơn 500.000 tấn rau quả các loại (xoài, chanh leo, bơ…) mỗi năm trên địa bàn tỉnh.
Không chỉ để tăng năng lực sản xuất mà còn với mong muốn trở thành đối tác của những tập đoàn công nghệ lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đại diện Công ty TNHH Pavonine Vina cho biết, năm 2022, công ty dự kiến gia công khoảng 2 triệu sản phẩm, tăng 30% so với năm 2021 và công ty đã có đơn hàng đến hết năm 2022. Vì thế, doanh nghiệp đã và đang lên kế hoạch đầu tư thêm máy móc tự động hóa trong hệ thống dây chuyền sản xuất để tăng công suất 30%.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, để phát triển thuận lợi hơn, doanh nghiệp vẫn cần thêm trợ lực. Đơn cử, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, các cơ quan quản lý cần có các chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy và bảo vệ sản xuất thép trong nước nhất quán, ổn định lâu dài cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ phải chịu tác động của việc giá cả hàng hóa cơ bản, giá cước vận tải chưa có dấu hiệu giảm… khiến giá cả đầu vào tiếp tục tăng.
Do vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế. Cùng với đó, tập trung điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.