Bộ GTVT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Theầnthiếtsửaluậtđểthịtrườngvậntảipháttriểnlànhmạket qua laliga 2o ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau khi Luật Giao thông đường bộ 2008 có hiệu lực thi hành, hệ thống giao thông đường bộ phát triển, công tác bảo trì đường bộ được tăng cường hơn trước; công tác quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, công tác đổi mới quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế…
Tính đến tháng 6/2015, cả nước có 4.635 tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, trong đó có 453 tuyến vận tải hành khách có cự ly trên 1.000km với trên 1.022 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động vận tải hành khách; có 54/63 tỉnh, thành phố đã có tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, với hơn 10.000 xe, vận chuyển hàng trăm triệu lượt hành khách mỗi năm.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật này cũng đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh về phương tiện giao thông cá nhân phát triển nhanh; vận tải công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; tai nạn giao thông giảm liên tục trong các năm qua, nhưng số vụ tai nạn và các chỉ số tai nạn khác còn cao, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng còn nhiều…
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, Luật 2008 đã bộc lộ những bất cập trong quy hoạch vận tải, quy mô doanh nghiệp vận tải, đặc biệt loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định, hợp đồng, du lịch, taxi…
Còn theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, nhiều quy định trong luật trước đây không thực hiện được như đất dành cho giao thông đô thị của 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải từ 20-26%, nhưng thực tế chỉ có 7-8% cũng như không lường hết được sự phát triển nhanh của phương tiện cá nhân. Hiện tại cả nước 45 triệu xe máy (mỗi năm tăng 3-4 triệu xe máy và 300.000 ôtô).
Chính vì vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần tiếp thu ý kiến của các đơn vị liên quan để hoàn thành Luật Giao thông đường bộ sửa đổi nhằm ứng dụng vào cuộc sống theo hướng người dân, doanh nghiệp được quyền làm theo Luật, cải cách thủ tục hành chính giảm tối thiểu cơ chế xin cho, tạo thị trường cho vận tải phát triển lành mạnh. Đồng thời, dự báo sự phát triển của đường bộ trong tương lai gồm vận tải đường bộ, vận tải đa phương thức. Điều quan trọng nhất là thể chế chính sách đưa ra phải đáp ứng thực tiễn, sự sống trong nhiều năm chứ không thể vừa làm xong đã vướng./.
Trí Dũng