Thực tế hiện nay hệ thống pháp luật đã có,àsoátlạitoànbộhệthốngquảnlýantoànthựcphẩmtừsảnxuấtđếntiêudùxếp hạng nhật bản hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm cũng đã hình thành nhưng yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức quản lý an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố cũng chưa thống nhất. Chính điều này đã dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của cả nước nói chung và tỉnh, thành phố nói riêng.
Năm 2010, Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ra đời. Theo phân cấp, 3 cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý an toàn thực phẩm gồm Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT. Và theo Bộ Y tế, hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm của Việt Nam đã tiếp cận với phương thức quản lý ATTP tiên tiến của thế giới. Mặc dù Bộ Y tế đã nhận định như vậy nhưng khi đưa hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm vào thực hiện đã bộc lộ nhiều kẽ hở.
Trước thực trạng trên, mới đây Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu (từ sản xuất đến tiêu dùng). Trong đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Tư pháp thực hiện việc đánh giá, tổng kết thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.