【nhận định hạng 2 pháp】Thông tin về loại hình taxi Uber
Người có nhu cầu đi xe đăng ký hành trình trên ứng dụng,ôngtinvềloạihìnhận định hạng 2 pháp hệ thống của Uber sẽ kết nối thông báo với một chủ xe gần đó và phản hồi cho khách biết về lộ phí, đặc điểm, thông tin tài xế và chiếc xe sắp có mặt.
Uber chỉ là dịch vụ hỗ trợ vận tải
Ứng dụng Uber cho phép người dân kết nối trực tiếp với những lái xe có nhu cầu cho đi nhờ - một hình thức rất được ưa chuộng và hiện có mặt tại hơn 100 thành phố của 36 quốc gia nhưng bị coi là "dịch vụ đen". Taxi Uber đã có mặt tại nhiều đô thị ở ASEAN như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Manila, Jakarta và TP HCM.
Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Khách hàng sẽ thanh toán qua thẻ quốc tế. Chi phí thuê xe ở dịch vụ này thường thấp hơn so với taxi thông thường (trong đó đơn vị cung cấp dịch vụ hưởng 20% phí dịch vụ, chủ xe hưởng 80%).
Nhiều khách hành đã từng sử dụng dịch vụ “taxi Uber” cho biết, loại hình này mang lại sự tiện lợi, sang trọng như đi xe nhà có lái xe riêng mà không ai biết đi taxi. Hơn nữa, việc đi lại bằng loại hình này áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội, góp phần đảm bảo giao thông, tránh lãng phí.
Một lái xe của công ty có hợp đồng với với Uber tại TP HCM cho biết, mỗi chuyến xe anh nhận được 18% số tiền cước phí của khách hàng. Cũng theo anh này, nếu là tài xế tự do, tức tự có xe, tự hành nghề “taxi Uber” không thông qua quản lý của công ty thì hưởng 80% cước phí, còn 20% còn lại là của Uber.
Trung bình mỗi ngày lái xe có thể nhận trên dưới 10 cuốc xe, thu nhập hàng tháng khoảng 7 – 8 triệu đồng. Nếu là tài xế “taxi Uber” tự do thì kiếm 15 - 20 triệu đồng/tháng.
Nghi vấn trốn thuế và bất cập về pháp lý
Hiện tại Uber đang có kế hoạch tuyển dụng nhân sự quản lý cho hoạt động dịch vụ vận tải dạng này tại Việt Nam, đặc biệt tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM. Thế nhưng với cách thức hoạt động hiện tại “taxi Uber” rõ ràng đã lộ ra nhiều bất cập về tính pháp lý tại thị trường Việt Nam.
Đầu tiên là “taxi Uber” hoàn toàn không có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, xe hoạt động chuyên chở hành khách không có bảng hiệu, logo, đồng hồ tính cước, không trụ sở, không có tổng đài… như taxi truyền thống. Đặt trường hợp, khách hàng có sự cố khi sử dụng dịch vụ như: Uber trừ tiền trong thẻ Visa của hành khách bất hợp lý, hành khách bị mất đồ đạc tài sản, bị tài xế lừa đảo…hành khách sẽ không biết khiếu nại với ai, ở đâu.
Tiếp theo, phải nói đến là khoản 20% Uber đang hưởng lợi, đơn giản chỉ tốn công sức trong việc phát triển phần mềm Uber đang có trên điện thoại, không có sự kiểm soát của cơ quan thuế ? Số tiền này khả năng là được chuyển ra nước ngoài còn lại 80% tiền tài xế hoạt động “taxi Uber” nhận từ hành khách cũng không phải đóng bất cứ một khoản thuế nào.
Theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam – Nguyễn Văn Thanh, nhược điểm lớn nhất của taxi Uber là gây thiệt hại cho doanh nghiệp taxi trên địa bàn. Bất lợi ở đây rất lớn khi nhà nước vừa thất thu thuế mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp taxi trên địa địa bàn đang bị yếu thế do đó phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng dịch vụ, không phải là bằng việc hạ giá, giành khách. Phải tuân theo đúng quy định vận tải vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải đảm bảo được quyền lợi khách hàng khi xảy ra bất cứ rủi ro nào.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, Uber không chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như sự an toàn của dịch vụ vận tải, mà chính người cung cấp dịch vụ vận tải thông qua uber phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, những người cung cấp dịch vụ vận tải thông qua Uber phải có đủ điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.
Ôn Hùng cũng cho biết, hiện nay, trong phần giới thiệu của uber tại Việt Nam, các điều kiện kinh doanh chưa phù hợp với quy định của Việt Nam. Do đó, các đại diện của uber phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại Việt Nam để đảm bảo các điều kiện và hoạt động của Uber đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, được các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam bảo vệ cho hoạt động kinh doanh của uber cũng như quyền lợi của người sử dụng dịch vụ thông qua Uber.
Làm thế nào để quản lý dịch vụ Uber?
Một số chuyên gia trong lĩnh vực Thuế và Luật Kinh doanh lại cho rằng, việc quản lý Uber là không hề khó. Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc công ty Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam nói: “Về mặt thuế hoàn toàn có thể kiểm soát được dịch vụ Uber”.
TS. LS. Chu Thị Trang Vân, Phó Chủ nhiệm UB Hợp tác quốc tế, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói: “Theo hiến pháp 2013, doanh nghiệp có thể được kinh doanh những gì nhà nước không cấm do đó Uber không sai”. Rõ ràng nếu đáp ứng được các yêu cầu nhất định, dịch vụ taxi sử dụng Uber hoàn toàn có quyền tồn tại ở Việt Nam song song với các hình thức taxi truyền thống khác.
Trả lời cho nghi vấn Uber hoạt động mà không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam là trái pháp luật, ông Karun đại diện cho Uber tại Việt Nam khẳng định, đối tác của Uber là những công ty vận chuyển có đăng ký kinh doanh với nhà nước. Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển của đối tác cũng được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và phải đăng ký bảo hiểm đầy đủ mới được kết nối tới người tiêu dùng.
Hiện phía Uber không sở hữu hoặc vận hành bất cứ phương tiện chuyên chở hay nhân viên lái xe nào và Uber đã ký hợp đồng với khoảng 200 công ty vận tải tại TP HCM. Tuy nhiên, khi được hỏi cụ thể là đơn vị nào thì ông này từ chối trả lời vì liên quan đến bí mật kinh doanh.
Trước nghi vấn cho rằng, Uber khai thác thị trường Việt Nam nhưng không đóng một đồng tiền thuế nào là hành vi trốn thuế, ông Karun cho rằng các doanh nghiệp đối tác sẽ có trách nhiệm đóng thuế. Nếu họ trốn thuế, phía cơ quan nhà nước có thể truy thu, bởi theo hợp đồng phía Uber trả tiền cho đối tác qua tài khoản. Tùy theo hợp đồng ký kết, Uber thanh toán mỗi tháng 1 – 2 lần.
Ông Karun cho biết, Uber đang tích cực làm việc với Chính phủ các nước trên khắp thế giới để xây dựng những quy định dành cho mô hình công nghệ còn khá mới mẻ này.
Ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu và trình Chính phủ những đề xuất để tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất để dịch vụ đi chung xe có thể được chính thức quy định và được cung cấp tại Việt Nam. Các Bộ ngành có trách nhiệm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn và tạo điều kiện để dịch vụ này có thể phát triển thuận lợi./.
相关文章
Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
Ngày 31/8, trên mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh kèm nội dung2025-01-10Việt Nam backs UN strategy to promote peace in Great Lakes Region
Việt Nam backs UN strategy to promote peace in Great Lakes RegionApril 13, 2021 - 09:342025-01-10Automatic stay for stranded foreigners in Việt Nam extended until April 30th: Immigration authority
Automatic stay for stranded foreigners in Việt Nam extended until April 30th: Immigration aut2025-01-10NA approves appointment of two Deputy Prime Ministers
NA approves appointment of two Deputy Prime MinistersApril 08, 2021 - 11:262025-01-10Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
Ngày 30/9, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án để điều tra, làm2025-01-10Chinese defence minister welcomed in Quảng Ninh
Chinese defence minister welcomed in Quảng NinhApril 25, 2021 - 10:562025-01-10
最新评论