【tỷ số feyenoord】Tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp
Bằng chứng ở việc Nghị định 20 sau khi ra đời đã phát huy tác dụng rất tốt. Qua thanh tra,ạosânchơibìnhđẳngchodoanhnghiệtỷ số feyenoord kiểm tra, Bộ Tài chính và cơ quan Thuế đã chống chuyển giá, giúp giảm lỗ 37.000 tỷ đồng trong năm 2017 và 40.000 tỷ đồng trong năm 2018. Đến năm 2019, cơ quan Thuế cũng chống chuyển giá, giảm lỗ được 41,6 ngàn tỷ đồng. Số giảm lỗ kỳ này sẽ phân bổ vào lãi các kỳ sau, giúp tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy Nghị định 20 mới có tác dụng đối với nhóm doanh nghiệp FDI, còn đối với doanh nghiệp nội lại đang là "rào cản". Nhiều ý kiến cho rằng việc khống chế tỷ lệ trần lãi vay 20% chỉ có thể áp dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài để chống chuyển giá, khai khống chi phí khi các công ty con vay từ công ty mẹ. Quy định này không phù hợp với doanh nghiệp nội khi nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Việc khống chế trần lãi vay sẽ siết chặt và không khuyến khích doanh nghiệp nội mở rộng đầu tư kinh doanh.
Hơn nữa, với quy định “nếu chi phí lãi vay vượt trên mức 20% tổng lợi nhuận thuần thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp” khiến cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước bị tăng lợi nhuận ảo, dẫn đến phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp cao hơn và lợi nhuận thật của doanh nghiệp bị giảm đáng kể, không ít doanh nghiệp bị lỗ nặng.
Chính vì vậy, mới đây Bộ Tài chính đã đề xuất nâng mức trần chi phí lãi vay lên 30%, thay vì mức 20% theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, câu chuyện sửa đổi theo hướng nào, những được, mất với đề xuất nâng trần chi phí lãi vay theo kiến nghị của một số tập đoàn, tổng công ty trong nước vẫn còn gây nhiều tranh cãi bởi doanh nghiệp nhà nước cũng là nhóm doanh nghiệp có nhiều hoạt động liên kết nhất thông qua mô hình tập đoàn và tổng công ty. Đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ lãi vay/lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) lớn hơn 20% thì không phải doanh nghiệp nào cũng có giao dịch liên kết.
Do vậy, muốn chống được hành vi trốn thuế rất phức tạp của khu vực FDI và cả khu vực doanh nghiệp trong nước hiện nay, việc nâng mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA được khấu trừ thuế từ 20% lên 30% như đòi hỏi của một số doanh nghiệp chưa giải quyết hết vấn đề.
Việc thắt chặt trần lãi vay được khấu trừ thuế từ các giao dịch liên kết phải thực hiện trên cơ sở giảm những lợi thế của FDI với doanh nghiệp trong nước, của doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp.