Không quá 5 ngày doanh nghiệp được nhận thông báo kết quả phân tích
Ông Đỗ Văn Quang - Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan,ạchthốngnhấttrongphânloạihànghóaxuấtnhậpkhẩkết quả bóng đá cúp châu âu Tổng cục Hải quan cho biết, Cục Kiểm định hải quan được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình triển khai Thông tư 17/2021/TT-BTC (Thông tư 17) sửa đổi Thông tư 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đơn vị đang xây dựng nội dung quy trình, chỉ thực hiện phân tích, phân loại theo mặt hàng, không áp dụng đối với riêng tờ khai, doanh nghiệp (DN) như hiện nay (Thông tư 14/2015/TT-BTC) để giảm tải mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải thực hiện phân tích, phân loại.
Quy trình được xây dựng theo hướng minh bạch. Cụ thể như, kết quả phân tích, phân loại của mặt hàng được công khai trên cơ sở dữ liệu và áp dụng chung cho tất cả các DN. Trường hợp mặt hàng đã có kết quả phân tích, phân loại nhưng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan nghi ngờ nội dung khai báo (các tiêu chí kỹ thuật) không đúng với hàng hóa, thì yêu cầu phân tích các tiêu chí và chỉ ghi rõ mã số nghi ngờ trong phiếu yêu cầu phân tích.
Căn cứ vào quy định khoản 4, Điều 1, Thông tư 17 và thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Kiểm định hải quan xây dựng quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo thời hạn ban hành thông báo kết quả phân loại hàng hóa không quá 5 ngày làm việc; đối với mẫu hàng hóa phức tạp không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích. Thời hạn ban hành thông báo kết quả phân tích có kèm mã số hàng hóa không quá 5 ngày làm việc; mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích.
Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất
Đề cập đến việc triển khai Thông tư 17, Cục trưởng Cục Hải quan Long An Nguyễn Ngọc Huân cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, đơn vị sẽ quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cán bộ công chức và cộng đồng DN nắm được ưu điểm cải cách nêu tại thông tư để thực hiện đúng quy định.
Theo đại diện Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan, việc triển khai Thông tư 17 sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho cơ quan hải quan và DN. “Để giảm thiểu thủ tục hành chính giữa các cấp, thay vì thẩm quyền ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thông tư 17 quy định giao quyền cho Cục Kiểm định hải quan, giảm được thủ tục tham gia của Cục Thuế XNK…” - ông Ngọc Huân nói.
Tuy nhiên, vừa tạo thuận lợi nhưng cũng vừa đảm bảo quản lý hải quan, thống nhất trong thực hiện, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, đơn vị được Tổng cục Hải quan chỉ đạo xây dựng quy trình xác định trước mã số, kiểm tra, giám sát, kiểm soát công tác phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XNK đảm bảo tính chính xác, thống nhất về mã số hàng hóa trong toàn ngành trước ngày 25/4/2021.
Đồng thời, Cục Thuế XNK sẽ thực hiện rà soát, kiểm tra, kiểm soát công tác phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế trong toàn ngành Hải quan, bao gồm cả công tác phân loại của Cục Kiểm định hải quan và chi cục kiểm định hải quan, đảm bảo việc phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế được thực hiện chính xác, thống nhất trên phạm vi toàn quốc; một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất. Như vậy, sẽ hạn chế việc cùng một mặt hàng các cơ quan hải quan áp mã số khác nhau, ảnh hưởng đến thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, dẫn đến khiếu nại của DN lâu nay.
Cục Kiểm định hải quan sẽ trình Tổng cục Hải quan ký ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, kiểm sát thông báo phân tích kèm mã số hàng hóa của chi cục kiểm định hải quan; thông báo phân loại hàng hóa của Cục Kiểm định hải quan đối với mã số của các thông tin thông báo trước ngày 25/4/2021 để các đơn vị hải quan và doanh nghiệp nắm bắt và có cơ sở áp dụng thống nhất. |
Hải Linh