Giữa trời nắng gắt,Đồbơicũgiábèohútngườtrận shandong taishan các khu chợ bán đồ bơi hàng thùng như Đông Tác (Đống Đa), Hàng Da (Hoàn Kiếm), chợ Khương Thượng (Đống Đa)… vẫn tấp nập người mua, kẻ bán.
Theo chị Thu, một chủ hàng tại chợ Đông Tác, giá các loại đồ bơi phụ thuộc vào chất lượng. “Tuy ở đây chỉ bán hàng thùng, nhưng đồ nào giá ấy, hàng đẹp, chất tốt thì bao giờ cũng đắt hơn”, chị Thu nói.
Tại cửa hàng chị Thu, các mẫu đồ bơi treo trên sạp được chào bán với nhiều mức giá khác nhau. Loại hai mảnh dành cho nữ giới giá 150.000-200.000 đồng/bộ. Loại một mảnh, liền thân giá "mềm" hơn, chỉ trên dưới 100.000 đồng. Đồ bơi cho trẻ em có giá bán 60.000-100.000 đồng/bộ, nam giới 50.000 đồng/bộ. Trong khi đó, các mẫu áo tắm đổ đống lẫn lộn cho mọi độ tuổi có giá rẻ, chỉ từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/bộ.
Tại chợ Hàng Da, giá một bộ đồ bơi dao động 200.000-300.000 đồng, được quảng cáo là hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Ảnh: Thu Hường.
Những mẫu được treo là hàng đẹp, đã qua sàng lọc nên giá đắt hơn. Khi có khách mua, chị Thu luôn gợi ý nên bỏ thời gian ra bới sẽ tìm được món vừa rẻ, vừa ưng ý. Xem thêm : mua điều hòa cũ tại Hà Nội, thanh lý đồ cũ
Giá những loại đồ bơi đổ đống này, theo chị, chỉ 10.000-20.000 đồng/bộ. Các loại áo tắm bán tại chợ đồ secondhand này khá đa dạng về chất liệu, kiểu dáng. Chúng được làm từ len, sợi, chỉ dù móc, cotton, thun, voan…
Mức giá tùy thuộc vào kiểu dáng, chất liệu và xuất xứ. Hàng Nhật Bản, Hàn Quốc đắt hơn từ 20.000 đến 30.000 đồng do mẫu mã đẹp, phù hợp với vóc dáng người Việt Nam.
Trong khi đồ bơi tại chợ Đông Tác, Kim Liên khá rẻ, thì ở chợ Hàng Da, mức giá phổ biến là 200.000-300.000 đồng/bộ.
Khi hỏi về nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng, hầu hết chủ hàng tại đây đều lảng tránh và khẳng định, hàng hóa đều mới nguyên, chưa qua sử dụng, được nhập từ các công ty trong nước.
Trong khi đó, bà Giang, một khách hàng tại chợ lại khẳng định: “Chủ hàng ở đây vẫn cài lẫn đồ secondhand bán với giá đắt. Nếu không tinh mắt, tham đồ hàng hiệu giá rẻ, khách rất dễ mua lầm phải đồ bơi sida”.
Một chủ hàng khác tiết lộ, hàng ngoại sau khi nhập về đều được các chủ hàng tại chợ sàng lọc làm 3 “nước”.
“Nước” một để bán cho các chủ shop, chủ sạp bán lẻ tại các khu chợ khác.
“Nước” hai, ba thì treo bán ở chợ Đông Tác. Khách quen của chị này là một số chủ sạp tại chợ Xanh (Cầu Giấy), chợ Hàng Da và cửa hàng mặt phố khác.
Theo chị này, mua đồ bơi về, chỉ cần giặt kỹ là khỏi lo bệnh tật. Cũng theo lời chủ hàng này thì đồ bơi sida đang tràn ngập khắp thị trường chứ không chỉ được bán công khai tại một số khu chợ quần áo cũ.
Cơn sốt săn tìm đồ bơi giá rẻ lên cao khiến các shop bán đồ bơi cũ cũng nở rộ. Một chủ shop online tại Chùa Láng, Hà Nội cho biết, giá các loại đồ bơi tại đây khá “mềm”, dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/bộ. Nếu mua trên 30 bộ, giá bán sẽ được giảm xuống chỉ còn 30.000 đồng.
Giá rẻ là lợi thế khiến cho đồ bơi sida hút khách. Tuy nhiên, khách hàng cũng rỉ tai nhau nhiều kinh nghiệm khi bỏ tiền mua loại quần áo này.
Có kinh nghiệm “săn” đồ bơi hàng thùng từ hơn một năm nay, chị Thanh, quê ở Hải Dương cho biết, không nên mua quần mà chỉ chọn áo. “Áo mua về nên giặt là cẩn thận, sẽ không sợ mắc bệnh viêm nhiễm, còn quần thì hơi sợ”, chị nói.
Còn theo lời Hồng Nhung, sinh viên Học viện Ngân hàng: “Bất kể cái gì mình cũng mua hàng thùng, kể cả đồ nội y mà không hề mắc bệnh. So với đồ bơi đi thuê tại các điểm du lịch, đồ bơi cũ sau khi được giặt kỹ còn an toàn hơn nhiều”.
Nguy cơ khi mua đồ cũ với loại hàng hóa này không phải không có.
Chị Mai, một khách hàng thường xuyên mua đồ cũ tại chợ Đông Tác chia sẻ, sau khi mua một bộ đồ bơi liền thân về đã ngâm tẩm, giặt kỹ, thậm chí còn luộc lại nhưng vẫn bị mắc bệnh viêm nhiễm.
“Lúc đầu thấy biểu hiện ngứa ngáy, mình cũng chủ quan không đi khám và tuyệt nhiên không nghĩ nguyên nhân là do mặc đồ bơi cũ. Khi bệnh nặng, đến gặp bác sỹ, mình mới tá hỏa nguyên nhân mắc bệnh chỉ vì mình đã trót ham đồ rẻ”, chị Mai kể.
Theo Zing news