Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,ủtướngdânghươngtưởngnhớChủtịchHồChíMinhvàphátđộngTếttrồngcâcelta – ath. bilbao Đại tướng Phan Văn Giang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng...
Tại Khu Di tích K9-Đá Chông, nơi gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người còn sống đến khi qua đời, Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, Người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và thế giới.
Khu di tích Đá Chông-K9 là địa danh lịch sử-văn hoá; là nơi Bác chọn để xây dựng căn cứ của Trung ương. Từ năm 1960-1969, tại nơi này, Người cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sau khi Người qua đời, khu vực này được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm nơi chủ yếu để giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt (1969-1975). Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, Khu Di tích K9 trở thành khu căn cứ dự phòng và là nơi đón tiếp các đoàn đại biểu trong nước đến tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước.
Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Quý Mão 2023 được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức sáng 27/1 tại Khu di tích K9 – Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội).
Đây là hoạt động cấp quốc gia mở đầu cho lễ phát động đồng loạt Tết trồng cây trong cả nước nhằm triển khai thực hiện chương trình "Vì một Việt Nam xanh" trong năm 2023 với mục tiêu trồng mới 22,5 triệu cây xanh.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cách đây 64 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân hưởng ứng tháng trồng cây: "Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều", "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây". Từ đó đến nay, "Tết trồng cây" trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong dịp Tết đến, Xuân về. " Mùa xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Thủ tướng nhấn mạnh, việc trồng cây không chỉ bảo vệ cảnh quan môi trường và đa dạng sinh học mà còn mang lại nguồn lợi to lớn cho nước ta ở hiện tại và tương lai.
Theo Thủ tướng, thực hiện di nguyện của Bác, 64 năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chương trình trồng, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Hàng triệu héc ta rừng, hàng trăm triệu cây xanh đã được trồng trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đóng góp tích cực vào việc giảm nhẹ thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Độ che phủ rừng của nước ta đã tăng từ 28% vào năm 1990 lên trên 42% vào năm 2022; hấp thụ được trên 70 triệu tấn CO2.
Thủ tướng cho rằng, việc trồng cây không chỉ bảo vệ cảnh quan môi trường và đa dạng sinh học mà còn mang lại nguồn lợi to lớn cho nước ta ở hiện tại và tương lai.
Thủ tướng ghi nhận và biểu dương các địa phương, cơ quan, đơn vị có nhiều sáng kiến, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả với những thông điệp hết sức cụ thể, như "Góp 1 cây để có rừng", "Một triệu cây xanh cho Việt Nam", "Hành động vì một Việt Nam xanh", "Chung tay xanh hóa học đường", "Lì xì hạt giống", "Thêm cây, thêm sự sống"…
Ngay sau lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam và các tầng lớp nhân dân đã trồng 3.000 cây xanh (bao gồm lát hoa, gõ đỏ, re hương, giổi xanh, chò chỉ) trên tổng diện tích 3,5 ha tại Khu di tích K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội).
Hình ảnh Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023 tại Khu di tích K9 - Đá Chông:
Triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26, trong thời gian qua đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chung tay, chung sức cùng các hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, một công ty điện tử lớn đã đóng góp với nhiều nỗ lực, sáng kiến và hành động hướng đến công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hiện thực hóa sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và cam kết “Green Impact” với mục tiêu giảm phát thải CO2 vào năm 2050 ở mức hơn 300 triệu tấn, tương đương khoảng 1% tổng lượng phát thải toàn cầu bằng việc trồng hàng trăm nghìn cây xanh trên quy mô toàn quốc, tập trung vào các Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở ba miền Bắc – Trung - Nam góp phần phủ xanh các khu vực đồi núi trọc, bảo tồn hệ sinh thái địa phương. |
Kiên Trung - VGP