【0/0.5】Gỡ nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Liên quan tới vấn đề này,ỡnútthắtnânghạngthịtrườngchứngkhoánViệ0/0.5 phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Park Won Sang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam.

Các thay đổi trong dự thảo góp phần đưa các quy định về room ngoại tiệm cận gần hơn với các quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; làm tăng tính minh bạch của thị trường; đảm bảo quyền của các cổ đông nước ngoài và thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam

kis

Ông Park Won Sang

*PV: Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi đã có nhiều quy định mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển trong thời gian tới. Ông đánh giá thế nào về những điểm mới nổi bật của dự thảo Nghị định này?

Ông Park Won Sang:Dự thảo Nghị định đã công nhận và cho phép công ty chứng khoán được mở rộng hơn các dịch vụ cung cấp cho khách hàng như dịch vụ ứng trước tiền bán, cho vay chứng khoán, phối hợp với các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng như chào bán các sản phẩm tài chính (như chứng quyền…).

Những quy định này góp phần thúc đẩy sự phát triển về dịch vụ của các công ty chứng khoán, tạo ra nhiều sản phẩm hơn để thu hút các nhà đầu tư nói riêng và từ đó góp phần phát triển thị trường chứng khoán nói chung.

*PV: Một điểm rất mới quy định tại dự thảo là quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường. Với góc nhìn của mình, ông đánh giá thế nào về sự thông thoáng của trong quy định về room ngoại được nêu ra trong dự thảo?

Ông Park Won Sang:Quy định mới tại dự thảo không cho phép các công ty đại chúng tự hạn chế room cho khối ngoại tại Điều lệ của công ty. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư và nâng tỷ sở hữu nhiều hơn tại các công ty đại chúng. Nhưng đứng ở góc độ các công ty đại chúng, thì các công ty này muốn được quyền ấn định tỉ lệ room cho khối ngoại để giữ lại một phần tỷ lệ nhằm chủ động hơn trong việc phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược.

Trên góc độ của công ty chứng khoán và đặc biệt là các công ty chứng khoán được xem là nhà đầu tư nước ngoài, KIS đề xuất quy định rằng các công ty chứng khoán sẽ không bị hạn chế về room ngoại khi thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro chứng quyền hoặc các nghiệp vụ tương tự, để đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không bị ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ tại công ty chứng khoán.

* PV: Trên thực tế, một nút thắt lớn trong việc tiến tới nâng hạng là các quy định về room ngoại phải tiệm cận với các quy định thông lệ quốc tế. Liệu những quy định mới về room ngoại tại dự thảo có phải là một bước tiến lớn để TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng hơn hay không, thưa ông?

Ông Park Won Sang:Các quy định mới về room ngoại sẽ góp phần gỡ nút thắt lớn trong việc tiến tới nâng hạng thị trường Việt Nam. Các thay đổi trong dự thảo góp phần đưa các quy định về room ngoại tiệm cận gần hơn với các quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; làm tăng tính minh bạch của thị trường; đảm bảo quyền của các cổ đông nước ngoài và thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Hiện nay, tỷ trọng thị trường Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index là 17,22%, lớn thứ 2 trong rổ chỉ số và chỉ xếp sau thị trường Kuwait (36,53%). Theo ước tính của MSCI, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ tăng lên 25,2% và số lượng cổ phiếu lên con số 16 khi Kuwait được nâng hạng thị trường Emerging Markets.

Các cổ phiếu Việt Nam hiện đang có trong danh mục của MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ được các quỹ ngoại theo dõi các chỉ số thị trường cận biên mua ròng sau khi Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn đang chiếm tỷ trọng cao như VNM, VIC, VHM, MSN, VRE, HPG và VCB./.

Hồng Quyên (thực hiện)