【bảng xh ngoại hạng anh 2023】Bộ, ngành nào đi đầu trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 19?

bo nganh nao di dau trong 5 nam thuc hien nghi quyet 19Ngành Thuế ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP
bo nganh nao di dau trong 5 nam thuc hien nghi quyet 19Nghị quyết 19 năm 2018: Sức ép luôn nóng mới thúc đẩy hành động
bo nganh nao di dau trong 5 nam thuc hien nghi quyet 19Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19 và 35
bo nganh nao di dau trong 5 nam thuc hien nghi quyet 19
Một số vướng mắc, khó khăn của DN được tháo gỡ trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 19. Ảnh: Internet.

Trong một báo cáo vừa được CIEM công bố, cơ quan này đã có những đánh giá về sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Nghị quyết 19 trong 5 năm qua.

Nghị quyết 19 về thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành lần đầu tiên vào ngày 18/3/2014. Trong năm đầu tiên này, CIEM cho biết, chỉ có Bộ Tài chính (lĩnh vực thuế và hải quan), Tập đoàn điện lực Việt Nam (lĩnh vực Tiếp cận điện năng) và TPHCM tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết.

Từ năm 2016, các Bộ, ngành, địa phương tham gia sâu rộng hơn, chủ động, tích cực hơn, và đã đạt được một số kết quả rõ ràng. Một số vướng mắc, khó khăn của DN được tháo gỡ; tăng thêm niềm tin và sự hứng khởi kinh doanh cho DN.

Theo đó, CIEM cho biết, từ 2014, Bộ Tài chính với những cải cách mạnh mẽ về quy định và thủ tục trong Nộp thuế, hải quan, nhất là việc áp dụng thủ tục giao dịch điện từ đã thực sự tạo sự thuận lợi và thông thoáng đáng kể cho DN, phù hợp với thông lệ quốc tế, song vẫn đảm bảo yêu cầu về quản lý nhà nước.

Dựa trên kinh nghiệm cải cách của Bộ Tài chính, từ năm 2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội; chuyển mạnh từ thủ tục thủ công, phức tạp sang áp dụng giao dịch điện tử hoặc thông qua bưu điện.

Đặc biệt, BHXH Việt Nam đầu tư các giải pháp công nghệ để quản lý hiệu quả và phát hiện kịp thời những sai phạm trong thu, chi BHXH, BHYT, BHTN.

Với những cải cách này, thời gian thực hiện Nộp BHXH của DN đã giảm 188 giờ, từ 335 giờ xuống còn 147 giờ/năm. Theo đó, chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội qua 5 năm cải thiện 42 bậc (từ vị trí 173 năm 2014 lên vị trí 131 năm 2018).

Từ 2015, Tập đoàn điện lực Việt Nam liên tục tìm kiếm các giải pháp cắt giảm thủ tục và thời gian thực hiện Tiếp cận điện năng cho người dân và DN; đồng thời nâng cao chất lượng và mức độ ổn định của nguồn điện; áp dụng các giải pháp công nghệ trong thực hiện quản lý tiết kiệm điện năng và thực hiện thủ tục giao dịch điện tử.

Nhờ vậy, chỉ số Tiếp cận điện năng qua 5 năm đã cải thiện được 108 bậc (khởi điểm ở vị trí cuối bảng xếp hạng trên thế giới, thứ 135/189 năm 2014), vươn lên thuộc Nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số này (thứ 37/190 năm 2018).

CIEM cũng cho biết, năm 2015 và liên tục các năm tiếp theo, Ngân hàng nhà nước thực hiện cải cách các quy định để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người vay và người cho vay; bảo vệ quyền của chủ nợ bảo đảm; bên cạnh đó tích cực hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin. Những cải cách này giúp cho chỉ số Tiếp cận tín dụng là một trong những chỉ số có thứ hạng tốt của Việt Nam (thứ 32/190 năm 2018), tăng 4 bậc so với năm 2014 (thứ 36).[1]

Bộ Công Thương thực hiện Khai báo hóa chất qua hệ thống điện tử tại Cổng thông tin một cửa quốc gia (năm 2017), cải cách thủ tục dán nhãn năng lượng (năm 2016), cắt giảm các điều kiện kinh doanh trong kinh doanh khí và kinh doanh xuất khẩu gạo (năm 2018) là những cải cách tích cực được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Về phía địa phương, CIEM cho biết, các tỉnh như Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bắc Ninh, TPHCM, Hà Nội... luôn tìm kiếm những sáng kiến, giải pháp thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Các sáng kiến điển hình của địa phương như điều tra, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành (ví dụ Quảng Ninh); cà phê doanh nhân (ví dụ Đồng Tháp); đối thoại DN; áp dụng lồng ghép thủ tục (ví dụ TPHCM); thẻ điện tử DN (ví dụ Thừa Thiên Huế); v.v. đang được nhân rộng ở nhiều địa phương.