Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021 | |
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?ầytrậtxuấtkhẩuthủysảnkhởisắkết quả bóng đá psv | |
Xuất khẩu nông sản nhắm đích trên 42 tỷ USD năm 2021 | |
Xuất khẩu thủy sản “cán đích” trên 8 tỷ USD? | |
Xuất khẩu thuỷ sản trước nhiều quy định mới |
Năm 2021, ngành thủy sản có nhiều cơ hội từ các FTA thế hệ mới. Ảnh: N. Thanh |
Xuất khẩu giảm 0,8%
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), so với năm 2019, năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, tăng 1,8%; kim ngạch XK thủy sản ước đạt 8,4 tỷ USD, giảm 0,8%.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt khoảng 1,3 triệu ha (bằng 100% so với cùng kỳ 2019) và khoảng 10 triệu m3 lồng (7,5 triệu m3 lồng nuôi mặn lợ và 2,5 triệu m3 nuôi ngọt). Sản lượng nuôi đạt 4,56 triệu tấn (tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 950.000 tấn, cá tra đạt 1,56 triệu tấn. Năm 2020, nuôi biển tiếp tục có sự tăng trưởng tốt. Diện tích nuôi biển đạt 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó, cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, sản lượng 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, sản lượng 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, sản lượng 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác. |
Xuyên suốt năm qua, toàn ngành liên tiếp đối mặt không ít khó khăn cả do yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phân tích, ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, hoạt động XK bị gián đoạn do đóng cửa biên giới, hàng loạt nhà hàng ăn nhanh ở những quốc gia NK chính bị đóng cửa. Cùng với đó, vận tải biển bị ngưng trệ, một số đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng, một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.
Ngoài ra, hạn mặn khốc liệt, kéo dài ở ĐBSCL khiến người nuôi khó thả giống vụ mới, cá đang nuôi bị bệnh, chết; DN chế biến chủ yếu thu mua cá nguyên liệu trong chuỗi liên kết hoặc cá của DN khiến lượng cá tồn trong dân khá cao; hàng tồn trong kho DN khá cao. "Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá nước lạnh, tôm hùm, ốc hương,...) giảm, do các đối tượng này chủ yếu phục vụ nhu cầu XK và tiêu thụ trong các nhà hàng. Thời tiết trên biển thời điểm cuối năm không thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản khi liên tục bởi áp thấp nhiệt đới và các cơn bão tại vùng biển miền Trung nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác trên biển. Ủy ban Châu Âu (EC) tiếp tục duy trì cảnh báo ‘thẻ vàng’ đối với sản phẩm hải sản XK Việt Nam", ông Nguyễn Quang Hùng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cũng đề cập tới góc độ ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Ecuador đều tăng cường nuôi tôm nguyên liệu để cung ứng ra thị trường thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc mở rộng diện tích nuôi cá, tự cung ứng nguồn nhiên liệu trong nước, thậm chí phục vụ XK làm tăng khả năng cạnh tranh với cá tra Việt Nam. "Cũng phải nói thêm rằng, các rào cản kỹ thuật của một số nước NK ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản. Bên cạnh đó, EC tiếp tục duy trì cảnh báo ‘thẻ vàng’ đối với sản phẩm hải sản XK Việt Nam", ông Nguyễn Quang Hùng nói.
Nhắm con số xuất khẩu 8,6 tỷ USD
Trong năm 2021, Tổng cục Thủy sản nhận định, kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi dịch Covid-19 được khống chế, lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm. Đồng thời, chính trị và kinh tế trong nước tiếp tục ổn định, sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả được nâng lên.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ, bên cạnh những thuận lợi trên, thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng ĐBSCL, yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, "thẻ vàng" của EC chưa được tháo gỡ... là những thách thức không nhỏ đặt ra.
"Cùng với đó, cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm, lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên biển (các nước tăng cường kiểm soát tàu cá, ngư trường khai thác bị thu hẹp); các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm đang được triển khai thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần có thời gian để thực hiện là những khó khăn, thách thức đối với kế hoạch năm 2021", người đứng đầu Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.
Năm tới, toàn ngành hướng đến mục tiêu tổng sản lượng thủy sản khoảng 8,5 triệu tấn, tăng nhẹ 1,1% so với ước thực hiện năm 2020; kim ngạch XK thủy sản đạt khoảng 8,6 tỷ USD, tăng 2,6% so với 2020.
Về XK thủy sản năm 2021, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam đưa ra góc nhìn có phần khá lạc quan. Năm 2021, dù vẫn phải đối mặt với những khó khăn lớn từ dịch bệnh Covid-19, nhưng ngành thủy sản đang có nhiều cơ hội từ các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), EVFTA và gần đây nhất là FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA)…
Các FTA này đều đang có tác động tốt đối với XK thủy sản của Việt Nam, góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong thời gian tới. Vì vậy, nếu tận dụng tốt các cơ hội từ những FTA thế hệ mới, dự báo XK thủy sản năm 2021 thậm chí có thể tăng 10% và đạt trên 9,4 tỷ USD. Trong đó, XK tôm vẫn có mức tăng trưởng mạnh nhất, tăng 15%, đạt 4,4 tỷ USD; cá tra sẽ hồi phục với mức tăng 5%, đạt khoảng 1,6 tỷ USD; XK các mặt hàng hải sản dự báo sẽ tăng 6%, đạt 3,4 tỷ USD...