【thứ hạng của fc goa】Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm giờ nộp thuế

Thủ tục hành chính thuế được niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” Cục Thuế tỉnh Lai Châu.

Thủ tục hành chính thuế được niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” Cục Thuế tỉnh Lai Châu. Ảnh: Minh Nhật

Hiện nay,ếptụccảicáchthủtụchànhchínhđểgiảmgiờnộpthuếthứ hạng của fc goa ngành Thuế cũng đang hoàn thiện chiến lược cải cách hệ thống thuế theo hướng điện tử hóa công tác quản lý thuế.

Không để phát sinh thêm thủ tục mới

Theo chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Thuế phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Cụ thể là tiếp tục mở rộng áp dụng hoá đơn điện tử; nộp thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà, nộp lệ phí trước bạ điện tử, nộp thuế thu nhập cá nhân điện tử đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản…

Thực hiện chủ trương này, vừa qua Tổng cục Thuế đã đưa thủ tục nộp tờ khai, nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy lên Cổng dịch vụ công quốc gia; xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai bằng phương thức điện tử. Các dịch vụ này đi vào hoạt động, đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Mặc dù đã có nhiều cải cách thủ tục hành chính, mang lại sự thuận lợi cho người nộp thuế, nhưng để nâng hạng chỉ số nộp thuế theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát tốt thủ tục hành chính thuế. Ông Phi Vân Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, việc kiểm soát thủ tục hành chính là khâu hết sức quan trọng, giúp cho các thủ tục về thuế đơn giản, dễ thực hiện và không để phát sinh thêm thủ tục mới.

“Hiện nay Tổng cục Thuế đang xây dựng các thông tư hướng dẫn và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế số 38. Chúng tôi đã chỉ đạo Văn phòng Tổng cục Thuế phải kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính từ khi xây dựng các thông tư hướng dẫn, không để phát sinh thêm thu tục hành chính mới. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu bộ phận văn phòng phải triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý văn bản, lưu trữ văn bản… thông qua đó có thể kiểm soát tốt các thủ tục hành chính mà ngành Thuế đang áp dụng hiện nay, qua đó tiếp tục giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế” - ông Tuấn nói.

Tiếp tục cải cách theo hướng điện tử hóa công tác quản lý thuế

Đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính thuế hiện nay, Tổng cục Thuế cho biết, công tác cải cách, hiện đại hóa đang được ngành Thuế tiếp tục triển khai thực hiện. Việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế được thực hiện từ khâu đăng ký thuế, đến khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đều bằng phương thức điện tử. Thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu… đều được đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện đăng ký, khai thuế, nộp thuế, nhưng vẫn đảm bảo cơ quan thuế có đầy đủ thông tin quản lý cần thiết về người nộp thuế.

Báo cáo cho thấy, đối với doanh nghiệp, ngành Thuế đã triển khai dịch vụ khai thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Về nộp thuế, Tổng cục Thuế đã phối hợp với 50 ngân hàng thương mại kết nối nộp thuế điện tử; triển khai hoàn thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục hoàn thuế.

Hiện nay Tổng cục Thuế đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030 theo hướng đẩy mạnh hơn nữa điện tử hóa công tác quán lý thuế. Ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để thực hiện chiến lược này thành công, Tổng cục Thuế sẽ triển khai thành 2 giai đoạn (giai đoạn từ 2021 - 2025 và giai đoạn từ 2026 - 2030). Việc chia thành 2 giai đoạn nhằm đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu, tạo tiền đề để ngành Thuế triển khai thắng lợi toàn bộ Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030 hướng đến 2 mục tiêu là: đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Để đạt được 2 mục tiêu này, việc cải cách phải đảm bảo tính ổn định, bền vững về quy mô nguồn lực, có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.

“Ngành Thuế sẽ tăng cường công tác cải cách hành chính, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu đến năm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu. Đồng thời, ngành Thuế xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp” - ông Tuấn nói.

3 nền tảng cải cách là chính sách, nhân lực, công nghệ thông tin

Báo cáo kết quả Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 cho thấy, công tác quản lý thuế ngày càng hiện đại, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Việc cải cách dựa trên 3 nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

Nhật Minh