【giao hữu hôm nay】Chưa kiểm soát được chất lượng “thực phẩm sạch”
Rầm rộ giới thiệu “thực phẩm sạch”
Các chợ lẻ tại TP.HCM xuất hiện nhiều điểm bán “rau sạch” với giá cao hơn từ 20 - 50% so với các loại rau khác. Tại điểm bán của chị Nương ở chợ Căn cứ 26A (Phan Văn Trị,ưakiểmsoátđượcchấtlượngthựcphẩmsạgiao hữu hôm nay Q.Gò Vấp), từng bó rau được cắt tỉa gọn gàng; đậu cô ve, khoai tây được đóng trong túi lưới có ghi rõ nơi sản xuất. Các mặt hàng cà chua, dưa leo, khổ qua, bắp cải… cũng được giới thiệu là “sạch và an toàn” nhưng không có đặc điểm, dấu hiệu gì để phân biệt.
Tương tự, tại chợ này còn có nhiều gian hàng ghi bảng “bún sạch”, “giá sạch”. Nhiều người chấp nhận mua “giá sạch” 25.000đ/kg (gấp đôi giá thường) và “bún sạch” được đóng bao gói 12.000 - 15.000đ/kg để “an tâm” hơn.
Trên các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) cũng xuất hiện nhiều cửa hàng “thực phẩm sạch” bán đủ loại rau củ quả, thịt gà, heo, bò, trứng, thủy hải sản… Giá sản phẩm tại các cửa hàng “thực phẩm sạch” cao hơn từ 30 - 50% so với sản phẩm cùng chủng loại. Rầm rộ hơn, trên các trang mạng xã hội tràn ngập thông tin về “thực phẩm sạch”. Liên hệ một số đầu mối cung cấp hàng, chúng tôi được chào mời đủ loại thịt heo “sạch” 135.000 - 235.000đ/kg, thịt bò “sạch” 290.000đ/kg, gà “sạch” 220.000 - 350.000đ/kg; gạo thơm 21.000đ/kg; giò chả, chân gà rút xương 140.000 - 180.000đ/kg, đến các loại đặc sản: thịt nhím, đà điểu, cừu, thỏ, cá sấu, heo rừng, gà Hmông… giá 125.000 - 465.000đ/kg. Nhiều nơi trưng ra đủ loại giấy chứng nhận vệ sinh thú y, cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm… để chứng minh thực phẩm do họ cung cấp đảm bảo an toàn. Các loại rau quả thì người bán giới thiệu “không dùng thuốc bảo vệ thực vật"; thịt heo, gà thì “không dùng thuốc tăng trưởng” khi nuôi... Ngay cả các điểm bán nước mía, nước trái cây, trà sữa… cũng gắn thêm chữ “sạch” để thu hút khách hàng.
Người mua thực phẩm sạch chỉ biết thông tin qua người bán
Lập lờ thông tin, lừa người mua
Theo các nhà chăn nuôi, trứng sạch, an toàn phải đảm bảo các khâu từ con giống, chăn nuôi, tiêm phòng, thức ăn…; hay gạo được sản xuất từ các vùng đất mới theo quy trình hiện đại, không tồn dư hóa chất… cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định “gạo sạch” mà phải có sự thẩm định, chứng nhận cụ thể từ cơ quan chức năng.
ThS Trần Trọng Vũ - giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Công nghệ Sài Gòn, cho biết: trong ngành công nghiệp thực phẩm, người ta không sử dụng khái niệm “thực phẩm sạch” một cách chung chung, mà chỉ xây dựng các tiêu chuẩn cho “thực phẩm an toàn”. “Từ “sạch” trong cách gọi “thực phẩm sạch” thực tế chỉ là cách gọi mang tính phổ thông do người bán muốn tạo ấn tượng với NTD”, ThS Vũ nói.
Tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là VietGAP - quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nêu ra các tiêu chí để hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp đảm bảo loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn trong sản xuất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe NTD. Về nguyên tắc, nếu sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo quy trình VietGAP thì NTD an tâm sử dụng vì sản phẩm không tồn dư chất độc hại. Bên cạnh đó còn có các tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic… Vấn đề đặt ra là NTD dựa vào đâu để nhận biết được nguồn gốc xuất xứ an toàn và chưa an toàn? Vì thế, để tránh tình trạng các điểm bán trà trộn hàng trôi nổi, gắn mác “thực phẩm sạch”, bán giá cao, rất cần sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.
Theo PNO