Những ngày đầu hè năm nay,óngnựcđầuhèthợđiềuhòabỏtúicảtriệubạcmỗingà1.000.000.000 lệ cá cược Nghệ An được mệnh danh là "chảo lửa" bởi ngưỡng nhiệt cao, từ 37-39 độ C. Cá biệt có những nơi nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Nắng nóng và gió phơn Tây Nam khô thổi mạnh suốt ngày đêm.
Những lúc này, chỉ có chiếc điều hòa mới có thể giúp người dân "giải nhiệt". Bởi vậy, thời điểm đầu mùa nắng, nhu cầu lắp đặt điều hòa tăng cao. Những người thợ làm nghề lắp thiết bị này cũng vì thế mà "đắt hàng" hơn.
Anh Hoàng Văn Hiệp (SN 1978, quê ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An) xuống thành phố Vinh thuê trọ, làm nghề sửa chữa và lắp đặt điện tử, điện lạnh. Nếu như các công việc khác làm quanh năm thì lắp đặt điều hòa thường chỉ diễn ra trong mùa hè. Bởi vậy, anh Hiệp hài hước gọi công việc lắp điều hòa là nghề "làm một mùa ăn cả năm".
"Chỉ mùa nắng nóng người ta mới lắp điều hòa chứ ba mùa còn lại "chơi dài". Cũng vào mùa nắng, sử dụng điều hòa thì khách mới có nhu cầu vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị. Làm việc trong điều kiện trên nắng, dưới nóng nhưng phải chịu khó thôi vì thu nhập một ngày có khi bằng sửa chữa đồ điện cả tuần", anh Hiệp cho biết.
Thợ lắp điều hòa thường không làm việc một mình mà phải có người hỗ trợ để bê, đỡ máy móc. Khi có yêu cầu, anh Hiệp và đồng sự chất hộp đồ nghề, thang gấp và ống đồng lên xe máy, chiếc xe nặng trĩu, ì ạch lăn bánh...
Nếu vị trí lắp đặt thuận lợi, mỗi ngày anh Hiệp và đồng nghiệp có thể lắp từ 6-8 bộ điều hòa cho khách. Với mức tiền công 360.000 đồng/bộ, mỗi người có thể thu về xấp xỉ 1,5 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, những hôm như thế chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay và thợ cũng phải căng sức làm việc từ sáng đến tối mịt. Còn trung bình mỗi ngày, một nhóm 2 người thường lắp đặt được từ 3-5 bộ điều hòa.
So với anh Hiệp, Nguyễn Hữu Uyên (SN 1996, quê Thanh Chương, Nghệ An) có tuổi đời, tuổi nghề ít hơn nhưng vì trẻ, khỏe và có kinh nghiệm kỹ thuật hơn nên Uyên thường nhận nhiệm vụ trực tiếp lắp đặt ở trên cao.
"Nghề này mà sợ độ cao là không làm nổi đâu. Trước đây, khi các khu chung cư còn cho phép lắp điều hòa ngoài trời, mỗi lần lắp phải vắt vẻo trên thang dây, rồi bê đỡ máy móc nữa, phải thần kinh thép mới trụ được. Nay vì tính an toàn và thẩm mỹ, các tòa chung cư cao tầng yêu cầu lắp điều hòa phía trong, đỡ rủi ro hơn", anh Uyên vừa đo, kẻ để lắp giá đỡ bằng sắt phía ngoài một ngôi nhà, vừa nói.
Xong phần giá đỡ, anh Uyên vác chiếc điều hòa trên vai, tay bám vào thang, leo lên. Phía dưới, người đồng nghiệp phải giữ để chiếc thang đứng vững do nền đất yếu dù đã được lót mấy viên gạch.
Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, việc lắp đặt điều hòa mới hoàn tất, anh Uyên bật điều hòa lên để chủ nhà kiểm tra vận hành. Dù chủ nhà nhờ vệ sinh chiếc điều hòa cũ nhưng anh phải từ chối vì còn công việc đã nhận nơi khác, hơn nữa do không đặt trước nên không sẵn thiết bị vệ sinh. Nếu nhận thêm công việc này, anh có thể kiếm thêm 120.000 đồng/bộ.
Vào mùa hè, cao điểm nắng nóng, công việc của anh Hiệp, anh Uyên nhiều hơn, đồng nghĩa thu nhập cũng cao hơn. Do vậy, thợ lắp điều hòa thường tranh thủ thời gian để làm, dù vất vả và mệt nhọc hơn. "Phơi nắng lắm cũng quen, có thời điểm phải làm xuyên trưa nhưng phải gắng làm cho xong vì lỡ "lên giáo" rồi", anh Uyên nói.
Thường những ngày nắng nóng, tiền công không tăng đáng kể, có chăng là chủ nhà bồi dưỡng thêm cho anh em thợ. Dù vậy, có hay không khoản bồi dưỡng này, thợ lắp đặt đều phải làm việc cẩn thận, chu toàn để tạo dựng uy tín lâu dài.
Nỗi ám ảnh của thợ lắp điều hòa không phải là thời tiết khắc nghiệt mà vị trí để làm việc. Vị trí càng thuận lợi, càng an toàn thì tiến độ công việc càng nhanh, thu nhập vì thế cũng "trội" hơn.
Tuy nhiên, ở những căn nhà cao tầng hay vị trí không thuận lợi, cần nhiều thời gian và cũng nguy hiểm hơn đối với thợ. Thậm chí có những trường hợp, thời gian cho công tác bảo hộ phải mất nguyên một buổi, chưa kể công đoạn lắp đặt máy móc. Những lúc như thế, thợ phải khéo léo tư vấn để chủ nhà bồi dưỡng thêm ngoài tiền công lắp đặt theo quy định.
"Làm nghề này, ngoài yếu tố tay nghề kỹ thuật, chịu khó và đam mê ra thì sự an toàn phải đặt lên hàng đầu. Mọi sự chủ quan đều phải trả giá bằng chính sức khỏe và mạng sống của mình nên khi bắt tay vào công việc, anh em phải tính toán từng phương án để đảm bảo an toàn nhất", anh Hoàng Văn Hiệp cho hay.
(Theo Dân Trí)