【nhận định bóng đá cúp c3】Ấn Độ: Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho đồ dùng nhà bếp bằng nhôm, thép không gỉ
Nhằm tăng cường tính an toàn nhà bếp và tính toàn vẹn của sản phẩm đồ dùng nhà bếp,ẤnĐộXâydựngbộtiêuchuẩnchođồdùngnhàbếpbằngnhômthépkhônggỉnhận định bóng đá cúp c3 chính phủ Ấn Độ đã ban hành các bộ tiêu chuẩn về sản phẩm này và có hiệu lực từ tháng 3 năm 2024, cụ thể Bộ Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại Nội địa (DPIIT) đã ra thông báo cho các công ty sản xuất bắt buộc phải dán nhãn ISI trên tất cả các dụng cụ bằng thép không gỉ và nhôm được bán trong nước.
Theo đó, việc tuân thủ các tiêu chí của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) hiện là bắt buộc. Việc các doanh nhiệp, công ty sản xuất không tuân thủ sẽ phải chịu hình phạt, bởi chứng nhận này đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như nhấn mạnh cam kết của chính phủ đối với sự an toàn của người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt này được thiết kế để đảm bảo rằng đồ dùng nhà bếp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, phản ánh sự tận tâm của BIS trong việc bảo tồn sự đa dạng ẩm thực đồng thời nâng cao độ tin cậy của sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.
Đồ dùng nhà bếp bằng nhôm và thép không gỉ là vật dụng thiết yếu trong cả nhà bếp gia đình và nhà bếp chuyên nghiệp tại các nhà hàng, khách sạn. Chúng được đánh giá cao vì cảm giác nhẹ, khả năng dẫn nhiệt đặc biệt, giá cả phải chăng và độ bền lâu dài. Chính vì vậy, Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) đã giới thiệu tiêu chuẩn IS 1660:2024, một hướng dẫn toàn diện đặt ra các tiêu chí cho cả đồ dùng bằng nhôm rèn và đúc có dung tích lên đến 30 lít. Tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các thông số kỹ thuật, bao gồm lớp hoàn thiện cứng anodized và lớp phủ chống dính không cần gia cố.
Ấn Độ thiết lập tiêu chuẩn mới cho đồ dùng nhà bếp bằng nhôm và thép không gỉ
Các nội dung chính của tiêu chuẩn IS 1660:2024 bao gồm:
Yêu cầu chung:Đặt ra tiêu chuẩn về chất lượng và độ dày tổng thể của vật liệu.
Phân loại và cấp vật liệu:Đảm bảo tuân thủ các cấp thích hợp được nêu trong IS 21 đối với đồ dùng gia công và IS 617 đối với đồ dùng đúc.
Chế tạo và thiết kế:Nêu chi tiết các yêu cầu về hình dạng, kích thước và tay nghề để đảm bảo đồ dùng chất lượng cao.
Kiểm tra hiệu suất:Các thử nghiệm cụ thể được thiết kế để đánh giá độ bền và độ an toàn, đặc biệt đối với hộp đựng thức ăn trưa bằng nhôm.
Tiêu chuẩn này IS 1660:2024 nhằm mục đích duy trì chất lượng vật liệu và tiêu chuẩn hiệu suất cao nhất, đáp ứng các nhu cầu ẩm thực đa dạng với độ tin cậy và hiệu quả cảu người tiêu dùng đối với sản phẩm. Đồng thời cũng chính là sự cam kết chất lượng và sự kỹ lưỡng của các doanh nghiệp ngành công nghiệp đồ dùng bằng nhôm.
Ngoài ra, BIS cũng giới thiệu thêm một tiêu chuẩn nữa về vật liệu thép không gỉ. Cụ thể, đồ dùng bằng thép không gỉ từ lâu đã được ưa chuộng trong các nhà bếp trên toàn thế giới vì độ bền, tính linh hoạt và vẻ ngoài thanh lịch. Được tạo thành từ hợp kim thép với crom và các kim loại khác như niken, molypden và mangan, thép không gỉ được đánh giá cao vì khả năng chống ăn mòn vượt trội và các đặc tính cơ học mạnh mẽ. Nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng này cũng đáng được quan tâm nhiều. Vậy nên, những đặc tính về sản phẩm này cũng được công nhận chính thức trong Tiêu chuẩn mới ban hàng của Ấn Độ, tiêu chuẩn IS 14756:2022, trong đó nêu ra các yêu cầu đối với nhiều loại đồ dùng được sử dụng trong nấu ăn, phục vụ, ăn uống và lưu trữ thực phẩm. Tiêu chuẩn bao gồm các quy định:
Yêu cầu về vật liệu:Đảm bảo thành phần an toàn của vật liệu sử dụng trong sản xuất.
Hình dạng và kích thước:Tiêu chuẩn tập trung vào việc thiết lập tính đồng nhất và tính thực tế trong thiết kế đồ dùng, đảm bảo cho người dùng về tính tiện dụng của đồ dùng.
Tính nghệ thuật và độ hoàn thiện:Yêu cầu tay nghề thủ công chất lượng cao và tính thẩm mỹ cao.
Các thông số hiệu suất:Bao gồm các thử nghiệm như nhuộm màu, sốc cơ học, sốc nhiệt, nhiệt khô, độ dày lớp phủ, công suất danh nghĩa, độ ổn định ngọn lửa và các thử nghiệm cụ thể đối với đồ dùng có nắp kính cường lực.
Bảo Linh