您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【kqbd bologna】Tính bội chi theo cách mới: Giảm bội chi, tăng minh bạch

88Point2025-01-10 00:30:35【Cúp C2】2人已围观

简介Tránh phản ánh hai lần khoản vayHiện nay, Luật NSNN hiện hành quy định, bội chi NSNN là bội chi ngân kqbd bologna

Tránh phản ánh hai lần khoản vay

Hiện nay,ínhbộichitheocáchmớiGiảmbộichităngminhbạkqbd bologna Luật NSNN hiện hành quy định, bội chi NSNN là bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và được bù đắp bằng nguồn vay trong, ngoài nước. Chi NSNN bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; bội chi NSNN bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN.

Như vậy, phần vay được phản ánh 2 lần trong chi ngân sách: lần thứ nhất sử dụng nguồn vay để chi, lần thứ hai chi trả nợ gốc khi đến hạn. Do đó, mức bội chi NSNN của Việt Nam thường cao hơn so với phương pháp tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế.

Ở phần lớn các nước trên thế giới, bội chi ngân sách nhà nước được tính toán trên cơ sở: Bội chi NSNN = Tổng thu NSNN (không bao gồm thu vay nợ) - tổng chi NSNN (không bao gồm chi trả nợ gốc).

Để phản ánh đúng bản chất các khoản vay, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính minh bạch, cũng như tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước, dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) quy định: Bội chi NSNN là bội chi NSTW, được xác định bằng chênh lệnh giữa tổng chi NSTW và tổng thu NSTW, chi NSTW chỉ bao gồm chi trả nợ lãi (không bao gồm phần trả nợ gốc).

Đưa trái phiếu chính phủ vào bội chi

Đồng thời, để đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách lành mạnh và phản ánh đầy đủ bội chi ngân sách, dự thảo Luật quy định: Bội chi NSTW được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước (phần chênh lệch giữa số vay trừ đi chi trả nợ gốc) và quy định rõ bội chi NSTW được xác định trên cơ sở chi NSTW, bao gồm chi đầu tư từ nguồn công trái, trái phiếu Chính phủ cho lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, thuỷ lợi,...

Riêng đối với khoản vay về cho vay lại sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành (không tính vào bội chi ngân sách) vì đây là khoản vay đã xác định được nguồn để trả nợ; đối tượng nhận vay chủ yếu là các doanh nghiệp.

Với điều chỉnh phạm vi tính như trên, bội chi NSNN năm 2014 ở mức 6,3% GDP, cao hơn 1% so với số bội chi đã trình ra Quốc hội trong dự toán NSNN năm 2013. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề phương pháp tính toán (đưa thêm trái phiếu Chính phủ hiện nay đang để ngoài theo dõi riêng không tính vào bội chi NSNN), nên không thay đổi về mức dư nợ Chính phủ và ảnh hưởng đến an ninh tài chính.

TP

Với quy định này, việc vay nợ sẽ được quản lý, giám sát chặt chẽ, bội chi NSNN trong những năm tới sẽ phấn đấu giảm dần, đảm bảo các mức dư nợ Chính phủ, dư nợ quốc gia, dư nợ công trong giới hạn an toàn cho phép.

Ngân sách địa phương không được bội chi

Đối với bội chi Ngân sách địa phương (NSĐP), theo Luật NSNN hiện hành quy định, NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu, không được phép bội chi, nhưng ngân sách cấp tỉnh được huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm và phải cân đối ngân sách hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.

Qua tổng kết có ý kiến đề nghị quy định địa phương được phép bội chi để thực hiện hạch toán đúng khoản vay này của chính quyền địa phương, thay vì quy định không cho phép bội chi, nhưng lại được huy động.

Tuy nhiên, do đặc thù ở nước ta là hệ thống NSNN lồng ghép, Quốc hội quyết định NSNN, việc cho NSĐP được phép bội chi sẽ dẫn đến phức tạp trong quá trình xây dựng dự toán phần bội chi NSNN, nhất là phần bội chi ngân sách của từng địa phương (do dự toán NSĐP được HĐND quyết định sau khi Quốc hội quyết định dự toán NSNN, bao gồm NSTW và NSĐP).

Trong thực tế, NSTW bội chi, NSĐP bội thu, nhưng không bù trừ được cho nhau, thậm chí NSĐP bội thu, nhưng chi tiết từng tỉnh thì có tỉnh bội chi, có tỉnh bội thu,...), nên khi tổng hợp chung thì không phản ánh được chuẩn xác chỉ tiêu bội chi NSNN.

Vì vậy, dự thảo Luật NSNN tiếp tục kế thừa quy định Luật NSNN hiện hành, theo đó quy định NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu (không được phép bội chi). Đối với khoản huy động có thể coi như ứng trước cho xây dựng cơ bản năm sau, không bắt buộc phải xác định ngay từ khâu quyết định dự toán, quá trình vay trả trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được quyết định. Vì thế, không tính vào tổng số bội chi NSNN do Quốc hội quyết định, nhưng được tính trong nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Hoàng Yến

很赞哦!(7268)