Ảnh minh họa. |
Bộ GTVT vừa có công văn số 3327/BGTVT – CQLXD gửi Sở GTVT Lâm Đồng yêu cầu đơn vị này đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự ánQuốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương.
TheúctiếnđộDựánsiêubêtrễQuốclộđoạntránhLiênKhươngLâmĐồthi đấu bundesligao đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Lâm Đồng Phải chủ động phối hợp với Hội đồng Giải phóng mặt bằng (GPMB) địa phương để sớm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB; đẩy nhanh các thủ tục triển khai xây dựng khu tái định cư để bố trí cho các hộ dân, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Dự án trước ngày 30/4/2021, tổ chức triển khai thi công đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Sở GTVT Lâm Đồng cũng được yêu cầu khẩn trương chỉ đạo Ban Quản lý dự án, Tư vấn và nhà thầukiểm soát chặt chẽ chất lượng vật liệu tập kết, sử dụng tại công trường, kiên quyết loại bỏ vật liệu không đảm bảo yêu cầu; tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật của dự án; thực hiện việc nghiệm thu, thanh toán theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo nhà thầu chủ động, tăng cường huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư, vật liệu đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công đối với những vị trí đã có mặt bằng, tổ chức tăng ca, tăng kíp để thi công bù lại phần tiến độ đã bị chậm.
Đối với các vị trí đã đủ điều kiện về mặt bằng thi công, Sở GTVT Lâm Đồng chỉ đạo nhà thầu và các đơn vị liên quan tập trung thi công hoàn thiện dứt điểm theo từng hạng mục, từng đoạn tuyến đã được bàn giao mặt bằng, kiểm soát thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo đúng yêu cầu, đáp ứng tiến độ Dự án.
Trường hợp địa phương không thể bàn giao toàn bộ mặt bằng theo tiến độ đề ra, Sở GTVT Lâm Đồng và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thi công hoàn thành các hạng mục công trình tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng theo đúng thiết kế được duyệt, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 30/5/2021 để xem xét cho phép xác định điểm dừng kỹ thuật và bàn giao nguyên trạng các vị trí còn vướng mặt bằng cho địa phương quản lý.
“Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn, vướng mắc liên quan GPMB của địa phương nên đã không thực hiện hoàn thành giải ngân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sẽ xem xét đầu tưxây dựng hoàn thiện các đoạn tuyến còn vướng mặt bằng khi bố trí được nguồn vốn phù hợp”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.
Dự án Quốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương là công trình có quy mô vốn đầu tư không lớn (khoảng 121 tỷ đồng theo quyết định đầu tư ban đầu và 235 tỷ đồng sau khi tiến hành điều chỉnh) nhưng lại có thể xếp vào nhóm các công trình có thời gian thi công “cao su” nhất trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Được biết, trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, vào năm 2008, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1051/QĐ – BGTVT phê duyệt Dự án Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và giao cho Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch ban đầu, Sở GTVT Lâm Đồng sẽ phải hoàn thành 2 gói thầu xây lắp của Dự án sau 24 tháng thi công (năm 2010). Tuy nhiên do công tác GTVT gặp nhiều vướng mắc và việc vốn bố trí cho Dự án Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương quá dàn trải và manh mún (năm 2009: 10 tỷ đồng, năm 2010: 10 tỷ đồng, năm 2011: 10 tỷ đồng, năm 2012: 14 tỷ đồng) nên công trình này liên tục hụt hơi, không đáp ứng được tiến độ đề ra và buộc phải dừng, giãn tiến độ thi công từ 2012.
Tại thời điểm bắt đầu giãn tiến độ, Gói thầu số 02 (xây lắp phần cầu vượt và 4 nhánh nút giao với đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt) mới hoàn thành 2 mố, 2/3 trụ và lao lắp dầm hai nhịp biên. Gói thầu số 01 (thi công 6 km đường) thậm chí còn chưa triển khai thi công.
Trước vai trò quan trọng của công trình và theo đề nghị của địa phương, vào tháng 1/2019, Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh Dự án Quốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương và ưu tiên đưa vào danh mục 14 dự án giao thông quan trọng cấp bách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thông qua phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
Sau lần điều chỉnh này, ngoài việc tổng mức đầu tư Dự án tăng lên gấp đôi; tiến độ hoàn thành công trình cũng được gia hạn đến cuối tháng 12/2020.
Mặc dù đã được bố trí đủ vốn để khởi động lại công trình nhưng đến tháng 11/2020), giá trị khối lượng của Gói thầu số 01 mới đạt khoảng 10,5 tỷ (đạt 16% giá trị hợp đồng). Do công tác giải phóng mặt bằng chậm, đặc biệt là việc xây dựng khu tái định cư để bố trí cho khoảng 40 hộ dân thuộc diện phải tái định cư còn nhiều thủ tục chưa hoàn thành, nên Bộ GTVT buộc phải gia hạn tiến độ đến 30/4/2021.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở GTVT Lâm Đồng và kết quả kiểm tra thực tế hiện trường ngày 10/4/2021, trên tuyến vẫn còn 26 hộ dân (0,8km) chưa được bàn giao mặt bằng và còn khoảng 0,8km đã bàn giao mặt bằng nhưng chưa thể tiếp cận được dự án để thi công do vướng đoạn đầu tuyến chưa được bàn giao mặt bằng; Dự án phải bố trí tái định cư cho 40 hộ dân, UBND huyện Đức Trọng hiện đang lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công để thực hiện và bàn giao suất tái định cư.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu vào mùa mưa, do vậy trong trường hợp khối lượng mặt bằng vướng mắc không được bàn giao sớm cho nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công thì sẽ không đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ yêu cầu. Mặt khác, Dự án sử dụng nguồn vốn dư trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên phải giải ngân hết trong năm 2021, nếu không phải khoanh vùng dự án để điều chuyển nguồn vốn cho dự án khác thực hiện đáp ứng tiến độ giải ngân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.