Thị trường BĐS trong đó có nhà ở tại TP.HCM trong năm qua đã có bước phát triển hơn so với những năm trước. Toàn thành phố đã phát triển được 10,ầntháogỡnhữngnútthắtchothịtrườngnhàởnhận định feyenoord11 triệu m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích nhà ở thành phố lên 162,25 triệu m2, bình quân đạt 18,87 m2/người. Thành phố cũng đang triển khai thực hiện "Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị", trong đó công tác phát triển nhà ở phục vụ an sinh xã hội, với 12 dự án nhà tái định cư với quy mô 12.558 căn hộ và nền nhà; Đã xây dựng hoàn thành 5 dự án với 3.704 căn hộ, và đang đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng 12 dự án nhà ở xã hội với 7.336 căn hộ.
Theo ông, những điểm đáng chú ý của thị trường nhà ở tại TP.HCM thời gian qua là gì?
Trong năm qua, thị trường nhà ở tại TP.HCM có khá nhiều điểm tích cực. Cụ thể như, bên cạnh sự phát triển về quy mô, thị trường nhà ở tiếp tục xu thế tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư để có sự tập trung phát triển mạnh hơn phân khúc nhà ở vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu thực của người tiêu dùng. Tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền (trung cấp và bình dân) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đến 74% trong tổng số căn hộ đưa ra thị trường trong năm 2017, tương tự như năm 2016. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các nhà đầu tư, các DN đã có sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ theo hướng tăng mạnh sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ). Thị trường cũng đã có sự chuyển hướng quan trọng đầu tư BĐS xanh, hình thành những khu vực ở có không gian sống với nhiều cây xanh, mặt nước, thân thiện môi trường, có nhiều tiện ích, dịch vụ, sử dụng thiết bị thông minh, tiết kiệm điện, nước, sử dụng năng lượng tái tạo, điển hình như: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị Sala. Đặc biệt, dự án Ehome 5 (Công ty Nam Long) đạt chứng chỉ xanh Edge của IFC, dự án Làng Sen; Diamond Lotus Riverside (Công ty Phúc Khang) xây dựng theo tiêu chuẩn xanh Leed Hoa Kỳ... Nhìn tổng thể tuy khu vực nhà dân tự xây dựng hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 80% tổng diện tích nhà ở xây dựng mới. Tuy nhiên, các dự án nhà ở do DN đầu tư đang có xu thế ngày càng tăng lên, trong đó có nhiều dự án lớn. Theo thống kê, thành phố hiện có 29 dự án nhà ở quy mô lớn với tổng mức đầu tư lên đến gần 158 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt là, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng một số DN đã rất tích cực trong việc tham gia vào công tác an sinh, xã hội, giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp như Công ty TNHH TM XD Lê Thành; Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long; Công ty Hoàng Quân; Công ty Thiên Phát...
Những hạn chế còn tồn tại hiện nay của thị trường nhà ở TP.HCM là gì, thưa ông?
Tuy đã có nhiều cải thiện nhưng thị trường nhà ở tại TP.HCM vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có khả năng tạo ra bất ổn và rủi ro trong thời gian tới, như tình trạng thiếu cân đối sản phẩm nhà ở, lệch pha cung - cầu, thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, căn hộ nhà ở thương mại loại vừa và nhỏ, có 1-2 phòng ngủ, có giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng, trong khi phân khúc BĐS cao cấp (căn hộ lớn từ 3 phòng ngủ trở lên) có dấu hiệu cung vượt cầu. Hiện tỷ lệ căn hộ bình dân chỉ có 12.495 căn, chiếm 29,1% vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, công nhân lao động, sinh viên, người thu nhập thấp đô thị và người nhập cư của thành phố. Bên cạnh đó, tình hình tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng. Toàn thành phố có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư có tranh chấp rất gay gắt phức tạp vì nhiều lý do nhưng tranh chấp gay gắt nhất là nhiều trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng cam kết, chưa làm sổ đỏ cho người mua nhà qua nhiều năm. Trong đó có nhiều trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp, hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn.
Dự án Ehome 5 (Công ty Nam Long) đạt chứng chỉ xanh Edge của IFC. |
Vậy theo ông nên giải quyết những vấn đề trên như thế nào?
Để thị trường nhà ở phát triển lành mạnh, bền vững thì phải giải quyết được các điểm “nghẽn” của thị trường BĐS về tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, chuyển nhượng dự án, chính sách tín dụng và thủ tục hành chính. Về phía các DN BĐS cũng phải chuyên nghiệp và có trách nhiệm hơn. Các DN phải luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường, coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng. Cùng với đó, các DN cần quan tâm phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ có giá bán vừa túi tiền đang là phân khúc chủ đạo của thị trường có tính thanh khoản cao và bền vững, tham gia vào chỉnh trang đô thị, chương trình nhà ở xã hội của thành phố.
Xin cảm ơn ông!
Giáo sư Richard Peiser, Trường Đại học Harvad (Mỹ): Đề tạo ra và duy trì một thị trường BĐS cạnh tranh cần có nhân tố cơ bản như quỹ đất, tài trợ, phê duyệt và đầu tư khu vực công. Về quỹ đất phải có đủ nguồn cung để phát triển. Về tài trợ cần có nguồn vốn vay thế chấp lâu dài cho người mua nhà và nguồn vốn vay xây dựng cho DN. Bên cạnh đó, quy trình phê duyệt quy hoạch phải thông thoáng, nhanh gọn vì quy trình phê duyệt lâu, tính cạnh tranh càng giảm, giá nhà càng đắt đỏ. Để thị trường phát triển được cần có sự tham gia của khu vực công vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Khu vực công phải dẫn đầu quy hoạch để thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, cần tranh thủ thu hút FDI để có nguồn vốn dồi dào cho thị trường. Cần có chương trình nhà ở thu nhập thấp, không nên quá tập trung vào phân khúc nhà ở cao cấp và nhà nước phải chủ động điều tiết, giám sát thị trường BĐS. Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam: Từ trước đến nay, nhiều quan điểm cho rằng quy hoạch đô thị và nhà nước quyết định sự hình thành và phát triển của các đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế, các DN mới là người có vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển của các thành phố. Do vậy, cần tạo ra cơ chế để các DN BĐS phát triển. Nhà nước chỉ sử dụng công cụ quy hoạch theo hướng chiến lược và đầu tư cơ sở hạ tầng, sử dụng công cụ thuế để định hướng thị trường. Ông Nguyễn Cảnh Hà, Giám đốc Công ty BĐS An Thiên Lý: Nút thắt lớn nhất của thị trường BĐS TP.HCM hiện nay vẫn là tiền sử dụng đất và giải phóng mặt bằng. Với cách tính tiền sử dụng đất định tính như hiện nay khiến cho hoạt động của DN luôn ở trong tình trạng bất ổn vì không tiên lượng được đầu ra. Nhà nước cần có biểu thuế rõ ràng về tiền sử dụng đất để DN tính toán được chi phí, giá thành. Về giải phóng mặt bằng, nên áp dụng theo cách làm của TP.HCM trước đây, cho phép áp dụng cưỡng chế phần còn lại khi DN đã thỏa thuận đền bù được 80% diện tích để giảm bớt khó khăn cho DN. Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng cũng nên có sự công bằng giữa DN nhà nước và DN tư nhân để tránh lãng phí đất công. N.Huế (ghi) |