【trận đấu albirex niigata】Quy định rõ tiêu chí phân loại dự án theo mức tác động đến môi trường

dự án

Có 4 nhóm dự án đầu tư phải thực hiện theo tiêu chí về môi trường phù hợp. Ảnh: TL.

Đây là luật khá lớn với 16 chương 171 điều. Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Trước đó,địnhrõtiêuchíphânloạidựántheomứctácđộngđếnmôitrườtrận đấu albirex niigata trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, liên quan đến phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường, đa số đại biểu đồng ý phương án 2 như thể hiện tại Điều 28 của luật.

Theo đó, các tiêu chí đã được quy định rõ ràng, cụ thể hơn so với dự thảo mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trình Quốc hội vào ngày 24/10/2020 tại Kỳ họp thứ 10. Trên cơ sở đó, việc phân nhóm dự án đầu tư được thực hiện theo tiêu chí về môi trường bảo đảm chính xác và khả thi hơn, phân thành 4 nhóm I, II, III và IV. Luật cũng định danh cụ thể tiêu chí của từng nhóm để làm căn cứ cho Chính phủ quy định chi tiết và ban hành danh mục dự án đầu tư thuộc nhóm I, II, III.

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, để nâng cao năng lực chuyên môn của các địa phương và tăng cường sự phối hợp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Luật đã bổ sung tại khoản 3 Điều 35 trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình phối hợp với UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên; dự án nằm trên vùng biển chưa giao trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm vật, chất ở biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 3 Điều 29 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021./.

Minh Anh