【soi kèo quảng nam】Kiên quyết không cấp phép cho cơ sở chưa đầu tư xử lý nước thải
Ngày 5/1/2015,ênquyếtkhôngcấpphépchocơsởchưađầutưxửlýnướcthảsoi kèo quảng nam tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch 2016.
Xử phạt hơn 72 tỷ đồng do vi phạm môi trường
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, trong năm qua Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thành biện pháp xử lý triệt để 392/439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, đạt 89,29%; có 140/184 cơ sở có thời hạn xử lý đến ngày 31/12/2015 cơ bản hoàn thành biện pháp xử lý, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg, đạt 33,33% (đạt 78,8% kế hoạch năm 2015).
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, kết quả 11 làng nghề đã được khắc phục và cải thiện ô nhiễm, 14 điểm bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu được khắc phục và cải thiện; đồng thời, hoàn thành thu gom xử lý nước thải ở 02 lưu vực sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai.
Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng đã đề xuất Quỹ môi trường toàn cầu hỗ trợ xử lý 9 điểm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thẩm định, phê duyệt 06 đề án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường. Toàn ngành đã triển khai hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học với 3.488 cơ sở; xử phạt trên 74,25 tỷ đồng.
Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường
Về phía các địa phương, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội cố gắng tinh giảm, gọn nhẹ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, thực hiện luân chuyển hồ sơ, tránh tình trạng nộp nhiều hồ sơ mới, giảm phiền hà, công sức đi lại của doanh nghiệp và người dân.
“Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước ngành. Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định mới để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến lĩnh vực đất đai cho người dân và doanh nghiệp…”, ông Đông nói.
Còn Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, ông Nguyễn Toàn Thắng cho hay, trong vấn đề giải quyết khiếu nại, TP.HCM đã giải quyết trên 3.500 đơn khiếu nại về đất đai, không có đơn phát sinh mới kể từ khi có Luật Đất đai sửa đổi. Về môi trường, kiểm soát trên 4.000 nguồn thải trên địa bàn thành phố, 100% chất thải rắn và chất thải y tế được thu gom và xử lí đúng quy trình, thành lập ban quản lí các khu xử lí chất thải…
Bên cạnh những mặt tích cực, theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, việc quản lý, thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ở một số nơi còn lỏng lẻo; bảo vệ môi trường chưa trở thành ý thức, hành động, thói quen, nếp sống, văn hóa của người dân và doanh nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đề nghị ngành TN&MT cần theo dõi, giám sát việc thi hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt là Luật Đất đai để tránh tình trạng khiếu kiện, thiếu hiệu quả trong công tác quản lí; quyết liệt giảm dần cơ chế xin – cho, tránh việc ôm đồn trong công việc, cần phân cấp thực hiện nhiệm vụ rõ ràng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo trong thời gian tới, cần tăng cường công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải quyết nhanh chóng các khiếu kiện, đền bù giải phóng mặt bằng...
“Về lĩnh vực môi trường, tôi cho rằng Bộ TN&MT và các địa phương cần quyết liệt hơn nữa để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lí nghiêm các hành vi xả thải, sản xuất gây ô nhiễm. Dứt khoát không cấp phép hoạt động đối với các nhà máy, cụm, khu công nghiệp chưa hoàn thành hệ thống xử lý nước thải…”,Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh./.
Hồng Quyên