【hamburger – nürnberg】Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cho doanh nghiệp XNK
Tham dự diễn đàn có đại diện Bộ Công Thương,ângcaochấtlượngdịchvụlogisticschodoanhnghiệhamburger – nürnberg Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Cục Hải quan, các đơn vị hải quan địa phương phía Nam và trên 250 doanh nghiệp logistics.
Thị phần của DN Việt còn thấp
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện nay, với độ mở rất lớn của ngành kinh tế, XNK của Việt Nam đang đóng góp tích cực cho nền kinh tế, trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp XNK, chưa tạo được sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng DN Việt Nam. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp XNK trong nước đang phải chịu các loại chi phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện chi cho hoạt động phí logistics chiếm khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển và từ 15-20% ở các đang phát triển. Chính vì thế, việc giảm chi phí logistics góp phần tích cực tăng sức cạnh tranh của hàng hóa một quốc gia.
“Logistics không chỉ tạo thuận lợi cho nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mà còn đóng góp phát triển nền kinh tế. Diễn đàn lần này nhằm tìm ra những cản trở dịch vụ logistics phát triển để có những giải pháp cụ thể hỗ trợ dịch vụ này phát triển một cách bền vững và khai thác hiệu quả tiềm năng của dịch vụ”- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Ngân hàng BIDV và Hiệp hội Doanh nghiệp logistics kí kết biên bản hợp tác. Ảnh: T.H |
Theo ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, với con số khoảng 1.300 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dịch logistics mà chủ yếu làm giao nhận, vận tải, các dịch vụ logistics… các doanh nghiệp chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn, khoảng 25%. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có mạng lưới ở nước ngoài nên hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài nên thị phần và sức cạnh tranh còn hạn chế.
Các doanh nghiệp XNK Việt Nam sử dụng dịch vụ logistics tuy vẫn nặng về truyền thống mua CIF, bán FOB, chưa mạnh dạn hợp tác và chỉ khoảng 30% tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, từ đó làm quen với việc thuê ngoài logistics hoặc tự làm.
Đứng về phía doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, logistics luôn là mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôn, thép, là DN xuất khẩu hàng đầu Đông Nam Á, mỗi năm xuất khẩu khoảng 400.000 tấn sản phẩm. Giá cả hợp lý và giao hàng nhanh là 2 tiêu chí phụ thuộc rất lớn vào logistics. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại đang gặp một số vấn đề bất cập về logistics, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, gây khó khăn cho việc kinh doanh và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Cải cách hành chính công
Diễn đàn cũng dành nhiều thời gian để các đơn vị quản lý Nhà nước trình bày các bài tham luận về cải tạo hành chính công để tạo thuận lợi cho hoạt động logistics phát triển.
Giới thiệu về cơ chế một cửa ASEAN tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam bước ra thế giới, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đã giới thiệu về cơ chế này và mối quan hệ giữa Một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia, nhưng kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, những lợi ích và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics khi Việt Nam chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN.
Theo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường, Việt Nam đã thực hiện thành công kết nối kĩ thuật và trao đổi xuất xứ hàng hóa điện tử theo hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giữa Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam với Cơ chế một cửa quốc gia các nước thành viên.
Các lợi ích mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp logistics, như: Giảm thời gian thủ tục hành chính, chẳng hạn đối với các hãng tàu, thay vì sao chụp giấy tờ nộp cho 5 cơ quan quản lý, bây giờ chỉ cần một lần khai điện tử trên cổng thông tin điện tử quốc gia; Giảm chi phí do không phải thực hiện thủ công, sao chụp nhiều giấy tờ. Mục tiêu của các cơ quan Nhà nước trong giai đoạn tới rút ngắn từ 10-20% chi phí và 30% thơi gian thông quan cho các DN theo Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Như vậy, thời gian thông quan hàng hóa phải giảm 7-8 ngày, và theo mục tiêu này, nếu áp dụng số liệu ước tính năm 2014 có khoảng 6,8 triệu lô hàng được thông quan, với chi phí lưu kho tại cảng là 250 USD/ngày/lô hàng, tạm tính toán, với việc rút ngắn được 8 ngày, một năm chi phí tiết kiệm cho các doanh nghiệp khoảng 13,6 tỷ USD tính riêng đối với chi phí lưu kho, chưa kể giảm các chi phí khác.
Để đảm bảo triển khai Cơ chế một cửa quốc gia với mục tiêu góp phần tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cho doanh nghiệp XNK, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường đề nghị DN tham gia hoạt động XNK logistics cần chuẩn bị nguồn nhân lực, hạ tầng kĩ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng thông tin một cửa quốc gia; tích cực tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật triển khai Cơ chế một cửa quốc gia; tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do cơ quan Hải quan và các bộ, ngành tổ chức...
Tại diễn đàn, đại diện lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Logistics Việt Nam… đã giải đáp một số câu hỏi của các DN về nội dung liên quan đến thể chế pháp lý, hạ tầng kĩ thuật, hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS… Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp logistics cũng kí kết biên bản hợp tác.