【lịch thi đấu giải argentina】Thu phí đường bộ: Làm thế nào để công khai, minh bạch?

thu phi duong bo lam the nao de cong khai minh bach38 trạm thu phí BOT đã thực hiện giảm giá vé cho phương tiện
thu phi duong bo lam the nao de cong khai minh bachThu phí tự động: Dẹp tư tưởng 'nhập nhèm' trong thu phí BOT
thu phi duong bo lam the nao de cong khai minh bachPhát hiện con số chênh lệch "khủng" về số thu phí BOT Hà Nội- Bắc Giang

Số tiền thu được là bao nhiêu?

Theo Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE), tổng số tiền bị cướp tại Trạm thu phí Dầu Giây thuộc Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (HLD) vào sáng ngày 7/2/2019 là 2.220.000.000 đồng.

Trong đó, tổng số tiền trong két sắt trước thời điểm bị cướp là 3.230.660.000 đồng, bao gồm: Tiền doanh thu của 2 ca ngày 4/2/2019, 3 ca ngày 5/2/2019 và 3 ca ngày 6/2/2019 (1 ca/8h), tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ phục vụ 10 ngày Tết (do ngân hàng không đổi tiền lẻ trong suốt dịp Tết); số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm sau vụ cướp là 1.010.660.000 đồng.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, nếu tính toán dựa trên số tiền bị cướp thì mỗi ngày doanh thu của trạm thu phí này có thể lên đến 3-4 tỷ đồng/ngày, thậm chí còn nhiều hơn thế, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, để bảo đảm công tác thu phí chính xác, công khai và minh bạch, ngoài bộ phận hậu kiểm, giám sát nội bộ thu phí của các đơn vị vận hành khai thác các tuyến cao tốc do VEC quản lý (VEC O&M, VEC S, VEC E), năm 2015 VEC đã thành lập Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc Việt Nam (Trung tâm VEC M, là đơn vị độc lập).

Một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm là giám sát công tác thu phí, bảo trì, vận hành khai thác và tài sản trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý… (giám sát hậu kiểm). Việc giám sát, hậu kiểm quá trình tổ chức thu phí được VEC thực hiện 24/24h, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận tham gia, từ giám sát trực tiếp tại hiện trường, giám sát qua màn hình khổ lớn, đến giám sát qua hệ thống camera và phần mềm giám sát, bố trí bộ phận hậu kiểm rà soát, kiểm tra lại. Hình ảnh các thông tin của máy tính tại cabin thu phí cũng như hình ảnh tại các cabin thu phí đều được truyền trực tiếp về Văn phòng giám sát hiện trường của Trung tâm VEC M.

Dữ liệu thu phí định kỳ được sao lưu để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm. Trong đó bao gồm: Các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm, các tập tin video liên tục giám sát làn được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 5 năm. Các tập tin video giám sát cabin và giám sát toàn cảnh được sao lưu dưới dạng tệp dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 1 năm theo đúng quy định hiện hành.

Công tác tổ chức thu phí, giám sát, hậu kiểm và giám sát hậu kiểm của VEC tuân thủ các quy định hiện hành, phù hợp với từng điều kiện hiện trường tại mỗi dự án đường cao tốc, bảo đảm công khai và minh bạch.

“Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan bảo vệ pháp luật thường xuyên có các đợt kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác vận hành khai thác, thu phí trên các tuyến đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư”, VEC nhấn mạnh.

Phải có cơ chế giám sát đặc biệt

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên dư luận có sự nghi ngờ về tính minh bạch cũng như mức doanh thu thu phí của các trạm thu phí cao tốc. Trước đó, ngày từ đầu năm 2019, Bộ Công an đã xác lập chuyên án đấu tranh với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái phép của Công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh chi nhánh Long An để che giấu doanh số thu phí, trốn thuế ở các trạm thu phí trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

thu phi duong bo lam the nao de cong khai minh bach
Tính minh bạch ở các trạm thu phí đường bộ từ lâu đã được dư luận đặt câu hỏi. Ảnh: Internet.

Theo lộ trình hết năm 2018 tất cả trạm thu phí sử dụng đường bộ trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh sẽ thu phí không dừng. Đến hết năm 2019, sẽ áp dụng cho tất cả các trạm thu phí còn lại. Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, đến nay mới có 26/44 trạm đã triển khai thu phí tự động không dừng, riêng trạm Cai Lậy đã lắp đặt xong thiết bị nhưng đang dừng thu phí nên chưa triển khai.

Về việc dán thẻ, đến nay, có 364 điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ đầu cuối; trong đó, có 134 điểm tại các trung tâm đăng kiểm, 24 điểm dịch vụ tại trạm thu phí, 210 đại lý và cộng tác viên lưu động. Số lượng thẻ dán được đến ngày 20/12/2018 là 680.000 thẻ.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đối với các dự án BOT hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn đang giám sát định kỳ, đột xuất bằng cách tổ chức các đoàn giám sát để so sánh doanh thu trong những ngày giám sát so với trước đó hoặc kiểm tra xác suất thông qua dữ liệu lưu trữ của trạm thu phí.

thu phi duong bo lam the nao de cong khai minh bachTổng số tền thu phí BOT đường bộ năm 2018 đạt hơn 12.000 tỷ đồng

(HQ Online) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về doanh thu của 57 ...

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia về giao thông Bùi Danh Liên nhận định, việc triển khai thu phí tự động không dừng là một chủ trương đúng đắn nhằm xử lý triệt để vấn đề gian lận trong thu phí tại các trạm thu phí đường bộ.

Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn rất chậm do chưa có chế tài rõ ràng để các nhà đầu tư phải thực hiện theo đúng cam kết và quan trọng nhất là các chủ phương tiện phải ủng hộ việc thu phí tự động không dừng. Bởi hiện nay rất nhiều chủ phương tiện vẫn cho rằng việc thu phí đường bộ hiện nay chưa minh bạch về số tiền thu được cũng như thời gian thu phí.

Phân tích rõ hơn về vấn đề này, chuyên gia Bùi Danh Liên cho rằng, để minh bạch phải có một cơ chế giám sát đặc biệt mà cụ thể hơn là cần có một đơn vị độc lập, riêng biệt để giám sát phần hậu kiểm.

“Đồng thời, để thu hút thêm được chủ phương tiện khi thực hiện thu phí tự động không dừng, chúng ta có thể giảm giá vé cho những phương tiện thực hiện thu phí tự động không dừng, có thể chỉ khoảng từ 3-10% thôi nhưng điều này sẽ giúp chủ phương tiện hào hứng hơn. Đặc biệt, đối với những trạm thu phí chây ì trong thực hiện thu phí tự động không dừng có thể thực hiện phương án phạt tạm dừng thu phí trong một khoảng thời gian nhất định”, ông Liên đề xuất.

Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về doanh thu của 57 dự án BOT đường bộ trong năm 2018. Theo đó, tổng số tiền thu phí sử dụng đường bộ năm 2018 tại 57 dự án BOT với 63 trạm thu phí (chưa bao gồm các dự án đường cao tốc) là hơn 12.192 tỷ đồng. Riêng trong quý IV/2018, số thu đạt hơn 2.911 tỷ đồng, lũy kế doanh thu từ đầu dự án đến hết năm 2018 là hơn 47.442 tỷ đồng. Doanh thu của 57 dự án BOT giao thông nói trên chưa bao gồm các dự án đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam và cao tốc TP.HCM - Trung Lương.