Vấn đề trên dự kiến sẽ là sáng kiến chính sách mới lớn nhất được nhất trí tại hội nghị,ácnềnkinhtếGủnghộthuếdoanhnghiệptốithiểutoàncầbilbao vs osasuna khép lại 8 năm tranh cãi về vấn đề thuế.
Sáng kiến này sẽ được trình các nhà lãnh đạo G20 phê chuẩn cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Rome (Italy) tháng 10 tới.
Thỏa thuận này sẽ đặt ra một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% nhằm ngăn cản các công ty đa quốc gia tìm cách chuyển lợi nhuận đến nơi đánh thuế thấp.
Văn kiện này cũng sẽ thay đổi cách đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia có lợi nhuận cao như Amazon và Google, theo đó căn cứ một phần vào nơi các công ty này bán sản phẩm và dịch vụ thay vì căn cứ vào nơi công ty đặt trụ sở.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết tất cả các nền kinh tế G20 đều ủng hộ thỏa thuận, trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết một số ít nước nhỏ hơn vẫn đang phản đối, như Ireland và Hungary, sẽ được khuyến khích ký kết thỏa thuận trước tháng 10 tới.
Cũng tại hội nghị trên, các lãnh đạo tài chính của G20 cảnh báo các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 đang đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định cần đảm bảo sự tiếp cận vaccine công bằng đối với các nước nghèo.
Tuy nhiên, bản dự thảo tuyên bố chung không đưa ra các đề xuất mới cụ thể về cách thức thực hiện.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Marie cho biết: "Tất cả chúng ta phải cải thiện thành quả tiêm chủng ở mọi nơi trên thế giới. Chúng ta có những dự báo kinh tế tốt đối với các nền kinh tế G20 và trở ngại duy nhất trên đường phục hồi kinh tế nhanh và vững chắc chính là nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm mới."
Về phần mình, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn vaccine sẵn có giữa các nước phần nào dẫn tới sự khác biệt về phục hồi kinh tế.
Bà kêu gọi: "Đây là thời điểm quan trọng để G20 và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu hành động khẩn cấp"./.
Theo TTXVN