【nhận định bóng đá colombia】Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc
Thời gian qua,ổhagiảitrongđồngbodntộnhận định bóng đá colombia mô hình “Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc” ở khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh, đã hòa giải kịp thời, ngăn chặn, không để các vụ việc nhỏ chuyển biến phức tạp, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Tổ hòa giải đi vào hoạt động hòa giải kịp thời, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Để tăng cường mối đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn khu vực 4, năm 2018, phường III đã thành lập Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc ở khu vực 4. Bà Nguyễn Thị Hồng Như, Bí thư Đảng ủy phường III, cho biết: “Tổ hòa giải được thành lập với mục đích giúp hòa giải những vụ việc mâu thuẫn xảy ra giữa bà con người dân tộc với nhau. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận theo hướng gần dân, trọng dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, đặc biệt là phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tổ cũng làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật đến đồng bào dân tộc”.
Tổ hòa giải có 7 thành viên là người có uy tín trong đồng bào dân tộc và ở khu vực. Hàng tháng, tổ hòa giải tổ chức sinh hoạt để đánh giá tình hình trên địa bàn, đồng thời, tuyên truyền về các nội dung như Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, các thành viên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức trong công tác hòa giải. Điểm đáng chú ý, các thành viên trong tổ đã tuyên truyền bằng tiếng Khmer là tiếng mẹ đẻ của đồng bào dân tộc nên rất gần gũi với bà con. Từ đó, mọi người hiểu và nắm bắt các quy định của pháp luật, hay các vấn đề mà các thành viên trong tổ tuyên truyền.
Chị Thị Liền, ở khu vực 4, chia sẻ: “Trong những lần tổ hòa giải sinh hoạt, gia đình tôi đã được nghe mọi người tuyên truyền về các chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới,… nên tôi hiểu hơn về đời sống hôn nhân cũng như quyền bình đẳng của nam nữ trong xã hội, gia đình. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng làm ăn, để kinh tế gia đình ngày càng phát triển”.
Từ khi ra đời đến nay, tổ đã góp phần hòa giải thành công một vụ tranh chấp mâu thuẫn nhỏ trong gia đình; tuyên truyền vận động một vụ vợ chồng thường xuyên cự cãi, đánh nhau. Kết quả, người chồng cam kết không tái phạm. Ông Danh Dũng, Tổ trưởng Tổ hòa giải, chia sẻ: “Để hòa giải vụ việc, trước tiên chúng tôi tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của sự việc. Sau đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cả hai phía để làm cơ sở giảng hòa. Ngoài ra, với những hộ dân tộc thiểu số, chúng tôi tuyên truyền giải thích bằng tiếng Khmer, để tạo sự gần gũi với mọi người. Nhờ vậy, khi các hộ dân đồng bào dân tộc xảy ra mâu thuẫn nhỏ, chúng tôi đều giải quyết ổn thỏa”.
Trước đây, khu vực 4 thường xảy ra các vụ tranh chấp trong nội bộ đồng bào dân tộc. Từ ngày tổ được thành lập, qua việc tuyên truyền, giải thích của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, nhận thức của đồng bào dân tộc được nâng lên, tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, các vụ tranh chấp trong nội bộ của đồng bào dân tộc Khmer giảm rõ rệt. Người dân không chỉ sống chan hòa, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, mà còn tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Có thể thấy, công tác hòa giải cơ sở đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, nếu làm tốt công tác này, sẽ ngăn chặn được nhiều hệ lụy nảy sinh. Qua đó, giúp địa phương có biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. “Các thành viên trong tổ hòa giải luôn giải quyết mâu thuẫn ngay từ đầu, không để những vụ việc nhỏ diễn biến phức tạp, nghiêm trọng…”, bà Như cho biết. Theo bà Như, thời gian tới, địa phương tiếp tục duy trì hoạt động của tổ hòa giải, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU