Ban Quản lý dự ánĐầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết,sạchkèo mu vs chelsea trong quý IV/2022 và năm 2023, hàng loạt dự án giao thông đang tạm dừng thi công do vướng mặt bằng sẽ được thi công trở lại khi giải phóng mặt bằng hoàn tất.
Dự án xây dựng cầu Tăng Long (TP. Thủ Đức) thi công xong phần cầu rồi "đắp chiếu" vì vướng mặt bằng hai đầu cầu. Do chậm giải tỏa mặt bằng dự án tăng tổng mức đầu tưtừ 450 tỷ đồng lên hơn 688 tỷ đồng |
Các dự án sẽ được bàn giao mặt bằng “sạch” để thi công gồm cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu, cầu Nam Lý, cầu Ông Bồn, đường Lương Định Của ( TP. Thủ Đức); cầu Vàm sát 2 (Cần Giờ); đường Tên Lửa, đường Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân); cải tạo đường Hoàng Hoa Thám, đường Cộng Hòa, (quận Tân Bình).
Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, việc nhiều dự án giao thông dừng thi công thời gian qua đã ảnh hưởng đến tiến độ, khiến dự án tăng tổng mức đầu tư.
Vào tháng 7/2022, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 8 dự án hạ tầng giao thông, tăng hơn 4.900 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu. Trong đó có các dự án đang vướng mặt bằng như cầu Ông Nhiêu, cầu Tăng Long.
Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong việc triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông.
Ông Hoan cho biết, để tránh tình trạng ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng như thời gian qua, trong kiến nghị sửa Luật Đất đai sắp tới, Thành phố kiến nghị đưa giá bồi thường phải sát giá thị trường, nghĩa là không lệ thuộc vào khung giá đất mà có bảng giá đất do chính quyền địa phương ban hành.
Trong bảng giá đất do địa phương ban hành sẽ tùy thuộc đặc điểm dân cư, đặc điểm đô thị, vị trí dự án để đưa ra giá bồi thường. Khi giá đất sát với giá của thị trường có thể chi phí dự án tăng, phần nhà tái định cư sẽ tăng, lợi ích doanh nghiệpgiảm nhưng tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và của người dân có đất bị thu hồi.