【bảng tỉ lệ tỉ số】Hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN

Bổ sung thêm cửa khẩu kết nối hàng hóa quá cảnh qua cảng quốc tế Long An Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Giám sát hiệu quả hàng quá cảnh bằng seal định vị Hải quan Việt Nam: Ghi dấu ấn trong khu vực ASEAN bằng 6 kết quả nổi bật
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh. 	Ảnh: H. Nụ
Ảnh minh họa. Ảnh: H. Nụ

Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) là hệ thống quản lý quá cảnh hải quan được tự động hóa việc thực hiện các thủ tục hải quan đối với việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua biên giới trong ASEAN bằng phương tiện đường bộ. Thông qua một thủ tục hải quan chung, ACTS cho phép doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa tự do qua các quốc gia thành viên ASEAN.

ACTS bắt đầu vận hành chính thức từ ngày 30/11/2020, với sáu nước thành viên tham gia gồm: Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tháng 3/2024 vừa qua, Myanmar cũng đã chính thức tham gia vào hệ thống.

Hệ thống ACTS hiện đang được vận hành bởi Đội quản lý Trung tâm thường trực tại trụ sở Ban thư ký ASEAN (Jakarta, Indonesia), với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Liên minh châu Âu (EU) thông qua Dự án ARISE PLUS.

Theo đánh giá của Hải quan Việt Nam, số lượng các lô hàng quá cảnh thực hiện thủ tục hải quan thông qua hệ thống ACTS gia tăng theo từng năng. Tính đến ngày 31/1/2024, đã có 190 lô hàng quá cảnh được thực hiện thủ tục hải quan thông qua hệ thống ACTS chủ yếu từ Singapore, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Trong thời gian tới, các nước sẽ tập trung vào việc: giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo lãnh; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng ACTS để vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ các nước tham gia ACTS thông qua tổ chức đào tạo lại cho cơ quan Hải quan, doanh nghiệp để có thể triển khai hệ thống ACTS một cách hiệu quả; phối hợp với Hiệp hội giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) và các hiệp hội vận tải quốc gia để phổ biến kiến thức; đào tạo bồi dưỡng và họp trực tuyến hàng tuần về triển khai thực hiện ACTS.

Ngoài ra, trong thời gian tới, ASEAN đang nghiên cứu mở rộng hệ thống quá cảnh đối với hàng hóa vận tải qua đường sắt. Để phục vụ cho việc triển khai ACTS, Lào là nước thành viên cuối cùng đã gửi Danh mục hàng cấm, hạn chế, loại trừ cập nhật theo Danh mục AHTN phiên bản 2022 vào tháng 12/2023.

Đối với Việt Nam, để tạo cơ sở pháp lý để triển khai áp dụng hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về quy trình thủ tục để triển khai ACTS.

Nghị định này quy định về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN; chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS; bảo lãnh, đặt cọc và thu hồi nợ thuế hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS...

Việc triển khai Hệ thống ACTS đòi hỏi sự phối hợp của các bộ, ngành có liên quan, trong đó có vai trò của Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải và các Ngân hàng thương mại liên quan đến vấn đề bảo lãnh. Về hệ thống, được sự hỗ trợ của chuyên gia ARISE PLUS, Hệ thống ACTS đã được lắp đặt hoàn thiện, cập nhật đầy đủ chức năng của phiên bản mới, cán bộ của Hải quan Việt Nam cũng được đào tạo để điều hành, quản trị hệ thống.

Việt Nam đã triển khai thành công lô hàng quá cảnh đầu tiên qua Hệ thống ACTS vào tháng 2/2024 vừa qua tại Chi cục Hải quan Mộc Bài, Cục Hải quan Tây Ninh.

Trong thời gian tới, Việt Nam có kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền để phổ biến rộng rãi thông tin về Hệ thống ACTS tới cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại nhằm tăng số lượng doanh nghiệp tham gia quá cảnh và số lượng ngân hàng cung cấp bảo lãnh quá cảnh.