Xung quanh vấn đề này,ịtrườngchứngkhoánCơhộitừcổphầnhóathoáivốngầnnhưcònvẹnnguyênhận định trận hàn quốc phóng viên TBTCO đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Hinh - Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối phân tích của Công ty Chứng khoán VNDIRECT.
* PV:Thưa ông, công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mặc dù được quan tâm chỉ đạo và cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên tính tới thời điểm này, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Ông đánh giá thế nào về tiến trình này?
- Ông Đinh Quang Hinh:Mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến trình CPH, thoái vốn DNNN trong thời gian qua nhưng tiến độ triển khai thực tế vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Với TTCK, rõ ràng quá trình CPH tạo ra sự đa dạng hàng hóa, sản phẩm, tăng quy mô TTCK. Sự phong phú về nguồn cung sẽ mang đến cho NĐT cơ hội đầu tư vào các DN có quy mô lớn, thương hiệu lâu đời, có tiềm năng phát triển lớn hoặc trong các ngành nghề hấp dẫn mà trước đây ít có cơ hội tiếp cận... Ông Đinh Quang Hinh |
Về công tác CPH, qua số liệu thống kê cho thấy, kế hoạch năm 2018 phải CPH 64 DN, nhưng thực tế mới có 23 DN được phê duyệt phương án CPH và 28 DN thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tức là chỉ hoàn thành khoảng 1/3 kế hoạch năm.
Bước sang năm 2019, kế hoạch CPH là 18 DN, cùng với 41 DN chưa làm xong của năm 2018 chuyển sang. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 3/2019, vẫn chưa có DN được phê duyệt phương án CPH.
Về công tác thoái vốn DNNN, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng, năm 2018 phải thực hiện thoái vốn tại 181 DN. Tuy nhiên thực tế trong cả năm 2018, mới thoái vốn được 54 DN, chưa bằng 1/3 kế hoạch đã đặt ra.
Cũng theo quyết định này, trong năm 2019, phải thực hiện thoái vốn tại 62 DN (chưa tính các DN chưa hoàn thành từ các năm trước chuyển sang). Tuy nhiên trong những tháng đầu năm nay, vẫn chưa có DN trong danh sách trên thực hiện thoái vốn.
Như vậy, nhìn vào các số liệu trên, rõ ràng tiến độ CPH, thoái vốn DNNN là chậm và đang có dấu hiệu chậm lại, nên rất khó hoàn thành kế hoạch đặt ra nếu không có giải pháp đủ mạnh trong thời gian tới.
* PV:Theo nhận định của ông, nguyên nhân chính dẫn tới việc CPH, thoái vốn còn chậm là gì?
- Ông Đinh Quang Hinh:Trên thực tế, công tác CPH, thoái vốn chậm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan.
Về nguyên nhân chủ quan, theo quy định của Nhà nước, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện. Tuy nhiên, quá trình này thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với dự kiến dẫn đến nhiều DN chậm tiến độ CPH. Cùng với đó, hiện nay, các vướng mắc trong định giá quyền sử dụng đất, phương án sử dụng đất sau CPH vẫn chưa có giải pháp căn cơ.
Bên cạnh đó, trên thực tế nhiều DN còn khá lúng túng khi xử lý các vướng mắc khác về tài chính, phương án sử dụng lao động,… để hoàn thành thủ tục CPH.
Ngoài ra, tỷ lệ vốn nhà nước sau CPH, thoái vốn ở nhiều DN còn cao, tỷ lệ bán vốn ra bên ngoài thấp, cũng là những nguyên nhân làm giảm sự hấp dẫn đối với nhiều NĐT khi tham gia đấu giá cổ phần.
Còn về khách quan, thực tế đã cho thấy, nhiều DN trong quá trình thực hiện CPH, thoái vốn phát hiện ra sai phạm trong quản lý vốn nhà nước; do đó phải đợi xử lý sai phạm xong mới tiến hành tiếp được.
Đồng thời, một bộ phận lãnh đạo, người đứng đầu DNNN vẫn còn chưa quyết liệt trong việc thực hiện CPH, thoái vốn. Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận rằng, một số DNNN hoạt động thua lỗ kéo dài, kinh doanh khó khăn nên có bán cũng khó tìm được người mua.
Phiên bán đấu giá cổ phần Vinaconex theo lô lớn rất thành công của SCIC tại HNX. Ảnh: D.M |
* PV:Công tác CPH gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK thời gian qua đã khẳng định được tính đúng đắn. Mặc dù chưa như kỳ vọng, nhưng rõ ràng đây là cơ hội rất lớn cho thị trường. Vậy, ở đây là cơ hội cụ thể gì, thưa ông?
- Ông Đinh Quang Hinh:Phải khẳng định rằng, CPH và thoái vốn DNNN sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nước, DN và xã hội. Nguồn tiền thu được từ CPH là nguồn vốn quan trọng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời, việc thúc đẩy quá trình sắp xếp, tái cấu trúc hoạt động của DNNN sẽ nâng hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước.
Về bản thân các DNNN sau CPH cũng có cơ hội tiếp cận với các tiêu chuẩn quản lý, kế toán - kiểm toán, công bố thông tin cao hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, tiến hành cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.
Còn với TTCK, rõ ràng quá trình CPH tạo ra sự đa dạng hàng hóa, sản phẩm, tăng quy mô TTCK. Sự phong phú về nguồn cung sẽ mang đến cho NĐT cơ hội đầu tư vào các DN có quy mô lớn, thương hiệu lâu đời, có tiềm năng phát triển lớn hoặc trong các ngành nghề hấp dẫn mà trước đây ít có cơ hội tiếp cận như viễn thông, năng lượng, dịch vụ công ích, …
* PV:Ông có đề xuất hay kiến nghị gì để công tác CPH, thoái vốn, cũng như việc gắn CPH với lên sàn tăng hấp dẫn hơn nữa trong thời gian tới?
- Ông Đinh Quang Hinh:Tôi cho rằng, đối với các DN trong các ngành nghề mà Nhà nước không nắm giữ, khi tiến hành CPH và IPO, cần giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức thấp, tăng tỷ lệ bán ra bên ngoài để tăng sức hấp dẫn đối với NĐT.
Còn trong các đợt thoái vốn, có thể thực hiện thoái vốn “một gói lớn”, thoái vốn toàn bộ để tăng sức hấp dẫn đối với các NĐT lớn. Thực tế trên TTCK, hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh, điển hình như trường hợp SCIC và Viettel thoái vốn hoàn toàn tại Vinaconex (VCG) vừa qua.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái