【lịch thi đâu cup c1】Cắt giảm 2.000 điều kiện là cách tiếp cận phù hợp

cat giam 2000 dieu kien la cach tiep can phu hop

Ông Đậu Anh Tuấn.

Mới đây,ắtgiảmđiềukiệnlàcáchtiếpcậnphùhợlịch thi đâu cup c1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất cắt giảm 2.000 giấy phép con. Xin ông cho biết hệ lụy mà những hàng rào, barie ngáng đường gây ra cho doanh nghiệp?

Những phiền hà từ hệ thống điều kiện kinh doanh đã được nhiều doanh nghiệp, chuyên gia phản ánh. Do vậy, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thì việc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh không phù hợp là cần thiết. Tuy nhiên, muốn thống kê Việt Nam có bao nhiêu điều kiện kinh doanh cũng là việc khó. VCCI với hệ thống tiêu chí đã liệt kê ra hơn 5.700 điều kiện kinh doanh, còn Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng thống kê sơ bộ có hơn 4.200 điều kiện. Tôi cho rằng, cần thống kê có bao nhiêu điều kiện kinh doanh đang tồn tại, đang gây phiền hà, điều kiện kinh doanh không phù hợp với chuẩn mực tiến bộ về quy định kinh doanh… làm giảm khả năng sáng tạo, động lực phát triển của doanh nghiệp.

Ông có thể đưa ra một vài ví dụ về những điều kiện kinh doanh gây phiền hà cho doanh nghiệp?

Rà soát một số ngành của VCCI cho thấy rất nhiều điều kiện kinh doanh can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp. Ví dụ như cấp điều kiện kinh doanh ngành nghề vận tải ô tô thì doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh phù hợp cho cơ quan nhà nước xác nhận. Thế nhưng cơ quan nhà nước làm sao xác nhận được điều kiện kinh doanh có phù hợp hay không phù hợp và liệu doanh nghiệp có khai thật kế hoạch kinh doanh với cơ quan nhà nước hay không?

Hay như trong lĩnh vực kinh doanh khí gas phải thiết lập hệ thống phân phối, có tổng đại lý phân phối… Đây hoàn toàn là quyền tự chủ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chọn mô hình tổ chức phân phối nào phù hợp nhất.

Ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển có yêu cầu phải có bộ phận pháp chế. Nhưng doanh nghiệp cho rằng, họ có thể thuê công ty luật hàng đầu quốc tế thay vì phải thành lập bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp.

cat giam 2000 dieu kien la cach tiep can phu hop

Điều kiện kinh doanh gas được cho là không phù hợp. Ảnh internet.

Không chỉ gây phiền hà, thậm chí còn có những quy định không phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng vẫn áp dụng. Theo ông thì vì sao lại xảy ra tình trạng như vậy?

Việc đặt ra giấy phép kinh doanh, quy định kiểm soát nhà nước các cơ quan cho rằng đây là nhu cầu quản lý nhà nước của mình, điều đó cũng có thể hiểu từ chính góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, từ thói quen quản lý trước đây. Nhưng cần phải đặt ra câu hỏi: “Tại sao quản lý như vậy mà không hiệu quả?”.

Ví dụ Nghị định 38/2012/NĐ-CP trong đó có mục công bố xác xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia khuyến nghị rằng giải pháp hiện tại theo Nghị định 38 là không hiệu do đây là kiểm soát trên giấy ngồi một chỗ và xác nhận, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm. Mẫu kiểm định là do doanh nghiệp mang đến, cơ quan quản lý cũng không kiểm soát được mẫu nào đạt yêu cầu, mẫu nào không đạt yêu cầu, khi doanh nghiệp đến xét nghiệm đã bỏ đi những mẫu không đạt yêu cầu.

Kinh nghiệm các nước kiểm soát thực phẩm là kiểm soát tại nguồn, kiểm soát xác xuất và có trừng phạt nặng nề nếu vi phạm quy định. Khi dùng biện pháp quản lý như vậy phải tập trung vào những nhóm nguy cơ cao song Nghị định 38 đang kiểm soát nhóm được đánh giá là nguy cơ không cao. Có đến 99% vụ ngộ độc là diễn ra ở đường phố, bếp ăn tập thể thì lĩnh vực đó bộ máy nhà nước về an toàn thực phẩm không tập trung vào mà lại tập trung vào thực phẩm bao gói- thực phẩm theo báo cáo của Chính phủ có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm thấp hơn so với các loại thực phẩm khác.

Chính vì vậy, cả bộ máy quản lý đang tập trung cấp phép những sản phẩm có nguy cơ thấp, trong khi lại không quan tâm nhóm hàng có nguy cơ cao. Phải thay đổi quản lý, đối thoại với doanh nghiệp, tham vấn chuyên gia áp dụng kinh nghiệm các nước để có giải pháp cải cách lĩnh vực cấp phép.

Với mục tiêu cắt giảm 2.000 điều kiện kinh doanh, giải pháp để thực hiện mục tiêu này nên tập trung vào đâu, thưa ông?


Đề xuất cắt giảm 2.000 điều kiện kinh doanh là đề xuất rất mạnh bạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây cũng là cách tiếp cận phù hợp, dù có hơi tham vọng. Đề xuất này phù hợp ở chỗ đã có những bài học thành công của các nước như cải cách quy định kinh doanh của Hàn Quốc cách đây 10 năm khi họ đặt ra mục tiêu cứng là cắt giảm 50% quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và họ đã làm mạnh mẽ.

Ở Việt Nam khi đặt mục tiêu cắt giảm 2.000 điều kiện kinh doanh- một con số tưởng như gây sốc nhưng lại là dịp tốt để rà soát điều kiện kinh doanh. Tại sao cắt giảm, không cắt giảm thì trong quá trình thảo luận của các bộ, ngành, chuyên gia, doanh nghiệp sẽ thấy được cái nào cần giữ, cái nào không cần giữ.

Chúng tôi kỳ vong quá trình thảo luận của đề xuất đó. Ở thời điểm hiện tại, trong phiên họp Chính phủ mới đây, chúng tôi rất mừng là người đứng đầu Chính phủ đã kết luận nghiên cứu để tiến tới ban hành nghị định về tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh và quy trình ban hành điều kiện kinh doanh, tái khởi động lại tổ công tác thi hành Luật Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng. Tổ này trong nhiều năm qua đã hoạt động tích cực trong việc cắt giảm giấy phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh.

Tôi cho rằng, đây sẽ là những giải pháp cụ thể và mong rằng quá trình rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh không phải một đợt làm rầm rồ như năm ngoái sau đó chìm dần, mà phải là hoạt động thực hiện thường xuyên trong quá trình Việt Nam đang muốn thúc đẩy tăng trưởng cao, đua tranh với các nước trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.