【bxh tbn b】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 29/6/2016

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàbxh tbn bo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Người Đưa Tin, kênh tin tức của truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV News đã cho phát sóng một bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em để tuyên truyền những luận điệu dối trá về cái gọi là chủ quyền lâu đời ở Biển Đông của nước này.

Trung Quốc vừa cho phát sóng phim hoạt hình có nội dung xuyên tạc về tình hình Biển Đông

Trung Quốc vừa cho phát sóng phim hoạt hình có nội dung xuyên tạc về tình hình Biển Đông. Ảnh CCTV

Nội dung lời tuyên truyền được lồng ghép thông qua cuộc trò chuyện giữa hai ông cháu, trong đó người ông giải thích cho cháu về ‘chủ quyền của người Trung Quốc tại các đảo và vùng lãnh thổ này từ cách đây 2.000 năm’. Video hoạt hình nhắc tới việc Trung Quốc thực hiện tuần tiễu trên biển cũng như các chuyến đi của Đô đốc Trịnh Hòa cách đây 600 năm tới vùng Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi.

Theo lý giải của video hoạt hình nói trên, lý do các nước khác "không muốn Trung Quốc lấy lại chủ quyền các đảo này" là do nơi đây có nguồn dầu mỏ dồi dào. Thông qua bộ phim, Trung Quốc muốn truyền tải thông điệp trắng trợn rằng các nước khác cần phải nhìn vào lịch sử để thấy rằng ‘Trung Quốc là nước đầu tiên định cư, làm ăn buôn bán và đặc biệt là gìn giữ an ninh tại Biển Đông’ (?!).

Giải thích về việc vì sao có tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, bộ phim đưa ra những luận điểm vô căn cứ như việc Pháp "lấy đi của Trung Quốc 9 hòn đảo vào những năm 1930 và người Nhật còn lấy đi thêm một số nữa nhưng người Trung Quốc đã lấy lại sau Thế chiến 2". Thậm chí, đoạn phim còn đi kèm hình ảnh bản đồ đường 9 đoạn thể hiện âm mưu nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng hoạt hình để tuyên truyền cho những luận điệu phi lý của mình trên Biển Đông. Trước đó vào hôm 21/6, CCTV cũng đã đưa một video khác trên trang Weibo nói tới tầm quan trọng của an toàn hàng hải tại vùng biển này.

Trung Quốc không ít lần có những động thái khiêu khích bộc lộ âm mưu chiếm trọng Biển Đông

Trung Quốc không ít lần có những động thái khiêu khích bộc lộ âm mưu chiếm trọng Biển Đông. Ảnh AP

Theo nhận định của BBC, phương thức tuyên truyền đầy phi lý này của Trung Quốc là một phần nỗ lực nhằm thuyết phục công dân của nước này và cả thế giới tôn trọng cái gọi là "chủ quyền hợp pháp" của nước này tại Biển Đông trong bối cảnh phán quyết của PCA sắp được công bố.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Dân Trí, tờ The Star ban đầu dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết cuối tuần qua, hai chiến đấu cơ F-16 của Indonesia đã chặn máy bay vận tải quân sự C-130 của Malaysia ở không phận phía trên quần đảo Natuna của Jakarta.

Tuy nhiên, trong một thông báo phát đi vào hôm 27/6, ông Hishammuddin Hussein cho biết chính phủ Malaysia bác thông tin trên và khẳng định máy bay Indonesia chỉ thông báo nhắc nhở máy bay Malaysia đi vào không phận của nước này mà không có bất cứ hành động ngăn chặn nào.

Theo lời ông Hussein, máy bay C-130 cất cánh từ căn cứ không quân Subang lúc 10h10 sáng ngày 25/6 để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện định kỳ. Đến 12h03, máy bay này nhận được thông báo từ một chiếc máy bay F-16 của Indonesia ở vị trí cách quần đảo Natuna gần 40km, ở độ cao gần 7.000m.

Trong khi đó, một chiếc F-16 khác của Indonesia cũng bay sát phía sau C-130. Máy bay Malaysia khi đó đã tìm cách liên lạc với 2 máy bay của Indonesia nhưng không thành, song cuối cùng cả hai máy bay F-16 đều lặng lẽ rời đi mà không có bất cứ va chạm hay đối đầu nào.

Malaysia bác tin bị máy bay chiến đấu Indonesia chặn ở Biển Đông

Malaysia bác tin bị máy bay chiến đấu Indonesia chặn ở Biển Đông. Ảnh minh hoạ/Business Insider

Trong khi đó, Tư lệnh không quân Malaysia Roslan Saad tỏ ra thận trọng hơn và nói rằng Malaysia đang điều tra vụ việc do đó chưa thể đưa ra bất cứ bình luận nào. Đáng chú ý, sự việc diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo lên tàu chiến tới thị sát quần đảo Natuna trong bối cảnh Trung Quốc được cho là đang “nhòm ngó” khu vực này.

Không giống như một số nước láng giềng Đông Nam Á, Indonesia không có tranh chấp các đảo hay bãi cạn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở khu vực chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia quanh quần đảo Natuna ở phía Nam Biển Đông. Jakarta lo ngại Trung Quốc có thể mở rộng tuyên bố chủ quyền phi lý với cả quần đảo Natuna mặc dù Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không thách thức chủ quyền của Indonesia tại đây.

Vẻ gợi cảm của những 'ngôi sao' chiếm lĩnh thị trường búp bê tình dục nam(VietQ.vn) - Mặc dù cùng làm từ chất liệu sillicon nhưng sản phẩm búp bê tình dục nam để ‘phục vụ’ chị em có giá đắt hơn nhiều so với phiên bản dành cho các quý ông.