【nhà cái mới ra mắt】Hà Nội trước thềm gia nhập AEC: Thời cơ nhiều, thách thức lớn

Hà Nội trước thềm gia nhập AEC: Thời cơ nhiều,àNộitrướcthềmgianhậpAECThờicơnhiềutháchthứclớ<strong>nhà cái mới ra mắt</strong> thách thức lớn
Đóng gói thực phẩm của Công ty chế biến và xuất nhập khẩu Đại An tại Vườn ươm Doanh nghiệp Hà Nội. Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Hội thảo đánh giá những tác động tích cực cũng như hạn chế của việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đối với kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho thành phố, các sở, ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong việc ban hành chính sách, nắm bắt cơ hội, hợp tác đầu tư.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - một trong những trụ cột quan trọng của Cộng đồng chung ASEAN sẽ ra đời vào tháng 12/2015.

Trước sự hình thành và phát triển của AEC, Hà Nội đang đứng trước những tác động to lớn, cả về cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn. Trong bối cảnh đó, hội thảo “Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động tới phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về AEC, những tác động của nó đến sự phát triển của thủ đô Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, AEC được thành lập nhằm tạo dựng một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động chất lượng cao, có tay nghề…

Với vị thế là Thủ đô, trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội sẽ đối diện với những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội.

Do đó, Hà Nội cần khẳng định vai trò đi đầu, tiên phong, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững, tận dụng tốt lợi thế hội nhập AEC.

Sau cuộc hội thảo này thành phố sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị của các đại biểu và chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan nghiên cứu trong việc xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách, biện pháp thiết thực hiệu quả, góp phần cùng cả nước tham gia tích cực Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Tiến sỹ Nguyễn Thành Công, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội cho rằng cơ hội của Hà Nội cũng đi kèm với những thách thức đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp Thủ đô.

Hà Nội với vị thế là Thủ đô của đất nước cần tiên phong đi đầu không những tham gia tích cực vào ASEAN mà còn giúp đỡ, kết nối các địa phương khác đặc biệt trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cùng tham gia hợp tác hội nhập.

Cùng quan điểm với tiến sỹ Nguyễn Thành Công, Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc cũng cho rằng xu thế hội nhập là xu thế tất yếu trên toàn cầu và Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn.

Thách thức luôn đi cùng cơ hội, chắc chắn khi hội nhập sâu rộng các doanh nghiệp sẽ được tham gia vào cuộc chơi toàn cầu hóa và cạnh tranh nhiều hơn song đó cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam soi rọi lại mình, rà soát lại mình, định vị lại mình và cần có những chiến lược phát triển phù hợp. Các doanh nghiệp cần phân tích kỹ càng hơn về môi trường kinh doanh để hoạch định cho doanh nghiệp có hướng đi thích hợp trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa hiện nay.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung: AEC - tổng quan, thời cơ, thách thức đối với Việt Nam; Các doanh nghiệp Hà Nội trước tác động của AEC; Tác động của AEC đến các ngành thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch, đầu tư…trên địa bàn Hà Nội; Đánh giá tác động AEC đến văn hóa-xã hội, phát triển đô thị của Hà Nội./.