NĂNG ĐỘNG, nlịch bóng đâ hôm nay LÀM KINH TẾ GIỎI
Dẫn chúng tôi đi thăm cơ ngơi với vài chục héc ta cao su và trang trại nuôi heo lạnh theo công nghệ hiện đại, chị Dinh kể, năm 1984, cả gia đình chị từ tỉnh Hà Nam vào Bình Phước sinh sống, lập nghiệp. Năm 1996, chị lập gia đình và ra ở riêng với 3 ha cao su bố mẹ cho làm vốn. Chị thanh lý và trồng mới, rồi trồng xen cây mì, dưa hấu... đồng thời kết hợp thu mua mủ cao su của các hộ trong vùng để tăng thu nhập. Qua vài năm siêng năng làm ăn, tính toán, chi tiêu tiết kiệm và nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chị đã tích cóp vốn mua thêm đất sản xuất. Đến nay, gia đình chị đã có hơn 50 ha cao su.
Chị Bùi Thị Dinh đến thăm và tặng quà gia đình chị Thị Cúc
Không dừng lại ở đó, nắm bắt nhu cầu thị trường, chị còn đầu tư hơn 10 tỷ đồng thành lập trang trại phát triển chăn nuôi heo lạnh theo công nghệ hiện đại trên diện tích hơn 3 ha. “Do chưa có kinh nghiệm canh tác cây trồng, chăn nuôi nên lúc đầu năng suất, chất lượng không mấy khả quan. Thấy vậy, tôi xin tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về nông nghiệp của hội nông dân các cấp tổ chức và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Tôi cũng thường xuyên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi cũng như các mô hình kinh tế hiệu quả, sau đó về áp dụng vào sản xuất của gia đình. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng ổn định và phát triển. Đến nay, gia đình tôi có hơn 50 ha cao su, trong đó nhiều diện tích đang cho thu hoạch và trang trại nuôi heo thịt quy mô 4.000 con/lứa” - chị Dinh chia sẻ.
Theo chị Dinh, với cơ ngơi hiện nay, mỗi năm gia đình chị thu lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động địa phương, với thu nhập ổn định, bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.
VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG
Từ những điều học hỏi được, chị Dinh đã tích cực hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật cho hội viên nông dân ở địa phương để cùng phát triển.
Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, chị còn nhiệt tình giúp đỡ người dân lúc khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Gia đình chị Thị Cúc (38 tuổi, dân tộc S’tiêng) và gia đình ông Huỳnh Văn Long cùng ở tổ 7, ấp 5, xã Minh Lập, là 2 hộ khó khăn của xã vừa được chị Dinh hỗ trợ xây nhà tình thương. Đây cũng là 2 trong số nhiều hộ dân trong vùng được chị giúp đỡ. “Nhà tôi nghèo lắm, có 8 đứa con, lại ở trong căn chòi nhỏ, nắng thì nóng, mưa thì dột nên chị Dinh đã có lòng tốt cùng các chị em xây nhà đẹp cho tôi. Nay chỗ ở đã ổn định, tôi sẽ chịu khó làm ăn để cuộc sống tốt hơn” - chị Thị Cúc nói.
Chị Dinh luôn đi đầu trong các hoạt động nhân đạo từ thiện, đóng góp ủng hộ các quỹ do địa phương phát động. Hiện nay, chị Dinh đang giúp đỡ 10 lượt hộ khó khăn với số tiền 500 triệu đồng bằng hình thức cho vay không lãi suất, giúp các hộ phát triển sản xuất, nâng cao kinh tế gia đình.
Chị Bùi Thị Dinh năng động, đảm đang, làm kinh tế giỏi; đồng thời tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Với những thành quả đạt được, nhiều năm qua, chị Dinh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng năm 2021, chị đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp trung ương. Chị xứng đáng là tấm gương sáng để hội viên nông dân học tập và noi theo. Chị Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Lập |
Ngoài ra, từ năm 2017-2021, vào dịp tết Nguyên đán, chị Dinh đã ủng hộ 350 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã với tổng trị giá hơn 130 triệu đồng. Hàng chục năm qua, chị còn tham gia hỗ trợ gia đình khó khăn, đồng bào miền Trung bị thiên tai, tặng sổ tiết kiệm cho phụ nữ trong xã, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế...; hỗ trợ địa phương xây dựng giao thông nông thôn... mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, chị đã ủng hộ quà, tiền mặt trị giá hơn 300 triệu đồng cho các gia đình khó khăn và hỗ trợ địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chị Dinh cho biết: Công việc sản xuất - kinh doanh của tôi luôn nhận được sự quan tâm của gia đình và sự động viên của chị em ở các cấp hội, đoàn thể địa phương. Những khó khăn đã trải qua đều là bài học kinh nghiệm để tôi vững bước và kết quả đạt được chính là nguồn động lực để tôi tiếp tục phát triển kinh tế vững mạnh. Tôi mong các chị em cố gắng phát huy khả năng của mình để làm giàu cho gia đình và góp phần xây dựng quê hương.