【bang xep hang 2 anh】Tiếp dân nghiêm túc, trách nhiệm, cầu thị
Từ khi Luật Tiếp công dân năm 2013 ra đời đã góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng,ếpdnnghimtctrchnhiệmcầuthịbang xep hang 2 anh quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức đối với công tác tiếp công dân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh tiếp hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, ngụ phường Thuận An, thị xã Long Mỹ.
Tiếp công dân là hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước. Do đó, trong những năm qua, công tác này luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hậu Giang quan tâm, thực hiện nghiêm túc.
Theo quy định của Luật Tiếp công dân, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 1 ngày trong tháng và thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định. Luật cũng quy định chủ tịch UBND cấp huyện phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày/tháng và chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là 1 ngày/tuần.
Ông Lưu Ngọc Đông, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tiếp công dân tỉnh, cho biết: Thực hiện Luật Tiếp công dân và Chỉ thị số 35, những năm qua lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành của tỉnh đã có những buổi tiếp dân, đối thoại, lắng nghe, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của dân. Một số vụ khiếu nại đông người như ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, Quốc lộ 1,… đều được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, cụ thể hóa Quy định số 11 của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân và chỉ đạo của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, nhất là người đứng đầu luôn xem việc gặp gỡ, tiếp dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Cụ thể, hàng tháng Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh đều có lịch tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng, nhằm gặp gỡ, đối thoại với công dân có khiếu nại, lắng nghe những bức xúc của người dân.
Thực tế, thời gian qua, trong quá trình giải quyết khiếu nại của công dân, nhiều vụ việc mặc dù đã được các cơ quan chức năng kết luận hết thẩm quyền giải quyết, theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh có quyền ra quyết định chấm dứt vụ việc, chuyển sang tòa án xem xét, nhưng với quan điểm giải quyết triệt để vấn đề chứ không phải giải quyết hết thẩm quyền, lãnh đạo tỉnh đã kiên trì rà soát, tìm các cách giải quyết thấu tình đạt lý.
Đơn cử như buổi tiếp dân vừa qua, hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, ngụ phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, mong muốn được gặp lãnh đạo tỉnh để trình bày về vụ việc của mình. Mặc dù, trước đó trường hợp của bà Điệp được UBND tỉnh giải quyết khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu của người dân cho rằng có tình tiết mới, đồng thời mong muốn được gặp gỡ với lãnh đạo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sắp xếp lịch để nghe công dân nói.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp chia sẻ: “Bản thân tôi biết Chủ tịch UBND tỉnh bận rất nhiều công việc, vì vậy, khi được người đứng đầu UBND tỉnh sắp xếp lịch để trực tiếp nghe gia đình tôi trình bày nguyện vọng, tôi rất cảm kích tinh thần cầu thị, trách nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh”.
Nhìn nhận một cách khách quan, từ những cuộc tiếp dân như vậy của lãnh đạo UBND tỉnh đã góp phần gia tăng thêm niềm tin, làm “giảm nhiệt” các điểm nóng hay những bức xúc phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.
Còn tại các địa phương, công tác tiếp công dân cũng được lãnh đạo quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, đúng luật định.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên quan tâm nên công tác tiếp công dân từng bước đi vào nề nếp. Đặc biệt, lãnh đạo UBND huyện thường xuyên tham gia đối thoại trực tiếp để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của dân, chủ yếu trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng. Nhờ vậy, hiệu quả công tác tiếp công dân ngày càng được khẳng định theo hướng tích cực.
“Qua công tác tiếp dân, lãnh đạo UBND huyện cũng trực tiếp giải thích, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho công dân. Từ đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng quy định, tuy có tăng về số đơn khiếu nại nhưng không phát sinh điểm nóng”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh.
Từ khi Luật Tiếp công dân năm 2013 ra đời đã góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng, quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức đối với công tác tiếp công dân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Và từ thực tiễn cho thấy, địa phương nào quan tâm, làm tốt việc tiếp dân, gặp gỡ, giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân thì nơi đó sẽ không xảy ra điểm nóng khiếu nại, khiếu kiện.
Bài, ảnh: B.B