【nhận định trận hàn quốc】Chứng khoán tuần: Chứng khoán ngoại ngáng đường VN

ck

Mức giảm hơn 15 điểm trong một ngày cũng là diễn biến rất đáng chú ý. Từ đầu tháng 8 đến nay,ứngkhoántuầnChứngkhoánngoạingángđườnhận định trận hàn quốc VN-Index chỉ có 4 phiên mức sụt giảm trên 10 điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất là -16,9 điểm ngày 15/8. Vì vậy phiên cuối tuần qua là một cú sốc thật sự.

Có nhiều nguyên nhân khả dĩ lý giải biến động bất thường này. Đầu tiên phải nói tới ngưỡng kháng cự tự nhiên đối với VN-Index trong khoảng 1.025 - 1.027 điểm, vốn được nhiều chuyên gia phân tích kỹ thuật chỉ ra từ trước. Thị trường thường có phản ứng sớm và không phải nhà đầu tư nào cũng chờ đợi VN-Index đạt tới ngưỡng kháng cự mới chốt lời, nhiều người sẽ muốn đi trước người khác.

Thứ hai là biến động giá tự nhiên của nhiều cổ phiếu blue-chips lớn. Lấy ví dụ cổ phiếu dầu khí, chừng nào giá dầu vẫn đi lên, nhóm cổ phiếu này vẫn có lực hỗ trợ tự nhiên. Cuối tuần trước đột nhiên giá dầu có một ngày giảm mạnh. Cũng phải lưu ý là giá dầu đã tăng liên tục trong vòng 2 tháng qua, lên đỉnh cao nhất trong 3 năm (dầu Brent) nên biến động lớn đó tạo lo ngại giá dầu có thể đạt đỉnh. Cổ phiếu dầu khí lại trải qua đợt tăng trưởng nhiều tháng nên tâm lý chốt lời tăng cao.

Thứ ba là phiên sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ trước biến động mạnh của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Lợi suất trái phiếu 10 năm đã tăng lên 3,227% mức cao nhất trong vòng 7 năm, nghĩa là vượt xa mức lợi suất hồi đầu tháng 2 năm nay, thời điểm đã dẫn tới cú sụt giảm chớp nhoáng 10% trên khắp các thị trường chứng khoán.

Trên lý thuyết, lợi suất trái phiếu tăng sẽ dẫn tới thị trường chứng khoán giảm. Quy luật đó đã tồn tại từ rất lâu. Thực tế có nguyên nhân kinh tế đằng sau câu chuyện này. Lợi suất trái phiếu tăng nghĩa là kỳ vọng lạm phát sẽ tăng, dẫn đến nhu cầu đòi hỏi lãi suất cao hơn ở bất kỳ khoản cho vay nào mà trái phiếu chỉ là một. Lãi suất tăng lại là kẻ thù của thị trường chứng khoán vì không chỉ tính hấp dẫn giảm xuống qua định giá mà còn khiến doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt ngay sau khi có báo cáo tích cực về việc làm tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3,7% thấp nhất từ năm 1969. Điều đó có nghĩa là lạm phát sẽ tiếp tục tăng và Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ kiên định hơn con đường tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ. Lãi suất tăng trước hết sẽ tác động ngay đến các khoản vay thế chấp mua nhà và thị trường bất động sản.

Phân tích của Bloomberg cũng chỉ ra thêm mối lo ngại chính của giới đầu tư chứng khoán là khối lượng nợ khổng lồ đang tăng nhanh trong thời kỳ nới lỏng tiền tệ hậu khủng hoảng 2008 sẽ chịu tác động từ việc tăng lãi suất.

Nếu trước đây các công ty vay nợ nhiều cũng không gây nhiều lo lắng cho nhà đầu tư và kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ bù đắp lại, thì nay việc xem xét cấu trúc vốn của công ty đó lại là mối quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp nợ bao nhiêu, bao nhiêu trong đó là nợ ngắn hạn bỗng nhiên là điều quyết định chứ không phải con số lời lãi.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/10

Giá đóng cửa ngày 28/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/10

Giá đóng cửa ngày 28/9

Mức tăng (%)

TGG

11.55

15.8

-26.9

ATG

3.06

2.2

39.09

SJF

17.8

21.9

-18.72

HVG

8.8

6.67

31.93

SVI

40.85

50

-18.3

AGF

8.41

6.6

27.42

CLW

16.8

18.8

-10.64

PNC

16.6

13.3

24.81

MCP

23.4

26

-10

SMA

14.9

12.15

22.63

TTF

5.07

5.6

-9.46

CMX

7.77

6.4

21.41

DTT

10.6

11.65

-9.01

TS4

8.34

6.99

19.31

FCM

7.25

7.96

-8.92

VNS

18.9

16.1

17.39

TDW

20.5

22.45

-8.69

TMT

11.55

9.84

17.38

CMT

6.52

7.14

-8.68

VMD

24

20.63

16.36

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/10

Giá đóng cửa ngày 28/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/10

Giá đóng cửa ngày 28/9

Mức tăng (%)

SJC

2.8

3.8

-26.32

VIE

12.1

10

21

KSK

0.3

0.4

-25

TST

7

5.8

20.69

SCI

5.4

7.2

-25

SDD

3.7

3.2

15.63

PJC

38

46.9

-18.98

PVV

0.8

0.7

14.29

SSM

7.9

9.6

-17.71

ITQ

4.1

3.6

13.89

SAF

58

70

-17.14

SGD

10.3

9.1

13.19

VNC

41.8

49

-14.69

ORS

3.5

3.1

12.9

LCS

2.4

2.8

-14.29

DHP

12

10.7

12.15

DNM

12.2

13.9

-12.23

MST

5.6

5

12

MAS

49.2

55.5

-11.35

PCG

21.5

19.3

11.4

Tuần qua thị trường chứng khoán Mỹ cũng giống Việt Nam, tăng trưởng khá trong những phiên đầu tuần nhưng sau đó giảm liên tục mạnh hơn ở các phiên cuối tuần. Tính chung cả tuần S&P 500 giảm 0,97%, đặc biệt là chỉ số Rusell 3000 đại diện các mã nhỏ giảm tới 1,36%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây ít liên hệ với thị trường bên ngoài, nhưng khi thị trường quốc tế biến động đủ mạnh vì những nguyên nhân kinh tế thì tác động đã quay trở lại.

Thật sự đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, rủi ro giảm hiện tại chỉ là từ áp lực chốt lời ngắn hạn mang tính kỹ thuật tại ngưỡng kháng cự đúng vào thời điểm thông tin kết quả kinh doanh chưa xuất hiện. Còn lại các yếu tố vĩ mô vẫn đang rất tích cực.

Những biến động dây chuyền từ bên ngoài như tăng lãi suất USD dẫn đến tăng tỷ giá vẫn chưa gây áp lực nhiều. Hoạt động cơ cấu lại dòng vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài cũng chưa diễn ra một cách rõ ràng.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

24.9.2018

4,341.8

328.8

316.7

25.9.2018

4,715.3

299.8

247.7

26.9.2018

5,302.9

274.7

228.3

27.9.2018

5,032.5

471.4

363.5

28.9.2018

5,874.9

720.7

518.1

1.10.2018

5,721.3

576.0

514.9

2.10.2018

5,748.9

436.4

655.8

3.10.2018

4,038.8

309.2

384.2

4.10.2018

5,095.4

392.7

806.1

5.10.2018

5,331.0

253.5

568.0

Trọng Nghĩa