Một trong những điểm nhấn từ chuyến công tác đến Brazil và Cộng hòa Dominica trong tuần qua là những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi đến Hội nghị thượng đỉnh G20 khẳng định tầm nhìn chiến lược,ìnhmẫuxóađóigiảmnghèovàchiếnlượckhôngđimộtmìnhcủaViệkequabongda cam kết mạnh mẽ, đề xuất có trách nhiệm và sẵn sàng tham gia, đóng góp nhiều hơn nữa của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, nhất là về chống đói nghèo, phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng.
VietNamNet phỏng vấn bà Vũ Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Quốc gia, Oxfam tại Việt Namxoay quanh nội dung này.
Đúc kết bài học từ bốn thập kỷ giảm nghèo
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil ngày 18/11 đã diễn ra Lễ phát động "Liên minh toàn cầu chống đói nghèo" và công bố danh sách các nước sáng lập, trong đó có Việt Nam. Bà đánh giá như thế nào về sự kiện này?
Việc thành lập "Liên minh toàn cầu chống đói nghèo" tại Hội nghị G20 là một cột mốc quan trọng, phản ánh cam kết mới của các quốc gia trong việc giải quyết những thách thức đa chiều về đói nghèo và bất bình đẳng trong thế kỷ 21.
Những thành tựu về giảm nghèo trước đây, dù ấn tượng nhưng đang phải đối mặt với những thách thức mới từ biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi các giải pháp toàn diện và sáng tạo hơn.
Oxfam đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong "Liên minh toàn cầu chống đói nghèo" với tư cách là một thành viên sáng lập. Sự tham gia này khẳng định những nỗ lực và thành công bền vững của Việt Nam trong giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được quốc tế ghi nhận, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu.
Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính về phát triển bền vững trên nền tảng "lấy con người làm trung tâm," kết hợp giữa an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, là định hướng phù hợp với các mục tiêu của Liên minh. Kinh nghiệm giảm nghèo và mô hình phát triển hài hòa của Việt Nam sẽ là bài học quý giá cho các quốc gia đang phát triển, đồng thời góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại hội nghị, Thủ tướng Việt Nam đã nêu bật những thành tựu của Việt Nam như một hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là một nội dung mà Oxfam đã có nhiều chương trình hỗ trợ Việt Nam. Bà nhận định như thế nào về công tác xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua?
Oxfam đánh giá cao những cam kết, hiệu quả của chính sách và tính đột phá trong chiến lược xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng của Việt Nam. Với các chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và vai trò lãnh đạo của Chính phủ, Việt Nam đã trở thành hình mẫu thành công trong lĩnh vực này.
Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, khẳng định rằng Việt Nam “không hy sinh an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần,” chính là sự đúc kết bài học từ bốn thập kỷ giảm nghèo.
Oxfam đã và đang tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và người dân Việt Nam trong gần bốn thập kỷ sau đổi mới. Từ những năm 1990, Oxfam đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Các chương trình này đã giúp cải thiện sự tham gia và sinh kế bền vững cho người dân và các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em gái, người nghèo, người khuyết tật và dân tộc thiểu số. Oxfam tích cực đóng góp thông tin từ các nghiên cứu để hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các chương trình, sáng kiến giảm nghèo và giảm bất bình đẳng của Chính phủ. Đồng thời, Oxfam mở rộng hợp tác với nhiều cơ quan, ban ngành, chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương, nhân rộng các mô hình hiệu quả, góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm tại Việt Nam.Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 7% trong ba thập kỷ, với thu nhập bình quân đầu người tăng sáu lần từ năm 1986, đạt 4.500 USD vào năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo từ trên 58% vào đầu những năm 1990 giảm còn khoảng 1.9% năm 2024.
Thành công này không chỉ đến từ tăng trưởng kinh tế mà còn từ chiến lược tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và ưu tiên hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, những vùng khó khăn.
Về thể chế, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý và hệ thống chính sách giảm nghèo toàn diện, bao trùm, dần điều chỉnh theo hướng tích hợp các nhóm chính sách tăng cường hiệu quả. Việt Nam chú trọng vào đầu tư công để nâng cao chất lượng và tiếp cận giáo dục và y tế, tạo điều kiện cho dịch chuyển xã hội như một chiến lược then chốt phá vỡ vòng xoáy nghèo đói và nghèo đói liên thế hệ.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam xây dựng các cơ chế khuyến khích sự tham gia của các bên, huy động nguồn lực và ý tưởng từ toàn xã hội theo truyền thống đoàn kết và tinh thần “tương thân, tương ái”, bao gồm cả người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đồng hành cùng Chính phủ, song song với các cơ chế phản hồi về hiệu quả của các chính sách và chương trình giảm nghèo.
Một điểm nổi bật trong chiến lược giảm nghèo của Việt Nam là lấy bình đẳng giới làm mục tiêu cốt lõi để thúc đẩy giảm nghèo bền vững, bao trùm và tạo đà tăng trưởng kinh tế. Các chương trình giảm nghèo quốc gia đã ưu tiên hỗ trợ các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ và các hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc thiểu số.
Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục và dịch vụ công cho phụ nữ và trẻ em gái, xem đây là chìa khóa đảm bảo sự bền vững của các nỗ lực giảm nghèo.
Việt Nam nỗ lực hợp tác với các tổ chức quốc tế để mở rộng sáng kiến giảm nghèo và phát triển bền vững, từ hỗ trợ tài chính, kỹ thuật đến chia sẻ kinh nghiệm.
Thực hiện giải pháp kiểm soát phân cực thu nhập và tài sản
Bà bình luận gì về cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại G20: "Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với các nước G20 và các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình bảo đảm an ninh lương thực, chống đói nghèo toàn cầu"?
Cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tại G20 là một ví dụ cụ thể về chính sách mở cửa, sẵn sàng học hỏi, tham gia và đóng góp tích cực vào các cơ chế hợp tác đa phương.
Dù chưa phải là thành viên chính thức của nhóm G20, sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam, đặc biệt với vai trò là thành viên sáng lập của “Liên minh Toàn cầu Chống đói nghèo", đã cho thấy vai trò ngày càng gia tăng của Việt nam trong nền kinh tế toàn cầu. Cộng đồng quốc tế ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình tăng trưởng bền vững, bao trùm.
Việc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với các nước G20 và các tổ chức quốc tế để triển khai các chương trình bảo đảm an ninh lương thực và chống đói nghèo toàn cầu cũng cho thấy chiến lược của Việt Nam là không đi một mình. Duy trì phát triển nội địa cần hài hòa với tiến bộ và nỗ lực chung trong hợp tác quốc tế và đa phương để giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và an ninh lương thực.
Để thực hiện cam kết này, bà có khuyến nghị gì với Chính phủ Việt Nam?
Để tiếp tục câu chuyện từ “Giảm nghèo đến Thịnh vượng chung” nhằm chia sẻ với thế giới, Việt Nam sẽ cần tiếp tục bảo vệ thành quả đã đạt được, đồng thời hướng đến các viễn cảnh của một tương lai thịnh vượng chung. Theo tôi, Việt Nam có thể cân nhắc đồng thời hai nhóm chính sách.
Đối với nhóm chính sách nhằm bảo vệ thành quả phát triển, hướng đến giảm nghèo theo chiều sâu, mở rộng đến các xã và nhóm dân cư khó khăn nhằm thúc đẩy dịch chuyển xã hội và thoát nghèo bền vững, tăng năng suất và giá trị gia tăng trong nông nghiệp, kết hợp với thích ứng biến đổi khí hậu và tham gia chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ số, tăng cường hệ thống an sinh xã hội phổ quát để tăng khả năng chống chọi và thích ứng với các cú sốc, ngăn chặn nguy cơ tái nghèo.
Việc Việt Nam tham gia sáng kiến thiết lập "Liên minh toàn cầu chống đói nghèo" đem lại hiệu quả to lớn, không phải chỉ là chia sẻ thành công của Việt Nam mà chúng ta cũng học hỏi được rất nhiều từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khu vực G20 và G7. Đồng thời Việt Nam cũng học được bài học của những nước nghèo – nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn. Như vậy là chúng ta chung tay cùng toàn thế giới chống đói nghèo. Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc DungĐối với nhóm chính sách hướng đến thịnh vượng chung, ổn định và bền vững, Việt Nam một mặt tiếp tục tăng cường hợp tác qua các cơ chế đa phương như G20, nhằm thu hút và huy động nguồn lực, chuyên môn và ý tưởng để hoàn thiện mô hình phát triển lấy con người làm trung tâm.
Mặt khác, Việt Nam cần triển khai các nhóm chính sách hướng tương lai nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người, hoàn thiện hệ thống thuế lũy tiến để tái đầu tư vào dịch vụ công chất lượng cao và phổ quát, thực hiện giải pháp kiểm soát phân cực thu nhập và tài sản.
Với vị thế của một quốc gia hạng trung và sự tham gia tích cực trong các cơ chế đa phương, Việt Nam cần tiếp tục tham gia sâu rộng hơn vào các chương trình nghị sự và chủ đề toàn cầu như tác động của biến đổi khí hậu đối với bất bình đẳng, dịch chuyển năng lượng công bằng, và truyền cảm hứng cho các quốc gia khác về mô hình tăng trưởng của một quốc gia đi từ đói nghèo đến thịnh vượng, đặt con người và môi trường vào trung tâm mà không phải đánh đổi tương lai bền vững và ổn định xã hội.