【bảng xếp hạng vua phá lưới c1】Mở rộng cánh cửa để Tây Nguyên hướng biển

Quốc lộ 19 đang được nâng cấp mở rộng. Dự ánnày được kỳ vọng gia tăng cơ hội thông thương,ởrộngcánhcửađểTâyNguyênhướngbiểbảng xếp hạng vua phá lưới c1 kết nối từ cảng Quy Nhơn tới các tỉnh Tây Nguyên

Kỳ vọng lớn từ các tuyến cao tốc

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, tuyến cao tốc đầu tiên kết nối Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung, đang được tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa gấp rút đẩy nhanh tiến độ, bởi đây là tuyến cao tốc được mong đợi từ bao năm qua, giúp Tây Nguyên mở cánh cửa hướng biển. Thực tế phát triển cho thấy, nút thắt về hạ tầng giao thông là trở ngại chính đối với sự phát triển của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.

Cuối tháng 4/2024, trong chuyến kiểm tra thực tế tại công trường thi công Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Dự án và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành sớm để đưa vào khai thác, thúc đẩy kết nối giao thông, phát triển kinh tế2 khu vực.

Tính đến ngày 14/7/2024, theo thông tin từ ông Đặng Thọ Dần, Trưởng phòng Điều hành dự án giao thông (Ban Quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình giao thông và nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk - chủ đầu tư Dự án thành phần 3), công tác giải phóng và nhận bàn giao mặt bằng đã đạt 99,7%. Tổng giá trị xây lắp đạt 15,2% giá trị hợp đồng. Trong đó, đã thi công nền đường công vụ dọc tuyến được 44/48,9 km (đạt 95%); thi công nền đường tuyến chính được 44/48,9 km; thi công 4/5 nút giao và 26/28 cây cầu, còn vị trí cầu Vụ Bổn vướng mặt bằng và cầu dân sinh 7 đang điều chỉnh địa chất.

Về phía tỉnh Khánh Hòa, ông Đặng Hữu Tài, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Ninh Hòa đã bàn giao mặt bằng cho các đơn vị nhà thầuthi công thực tế ngoài hiện trường hơn 28 km liền mạch trong tổng số 31,5 km, đạt 88,42%. Công tác thi công đắp đất, đào đất, đào đá, làm cống vòm thi công đang triển khai đạt tiến độ.

Theo hợp đồng, toàn bộ Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sẽ hoàn thành trong tháng 7/2027. Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông - Vận tải) cho biết, các đơn vị liên quan phấn đấu rút ngắn tiến độ hoàn thành Dự án vào tháng 12/2026, trong trường hợp các địa phương hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 7/2024.

Một dự án cao tốc khác trên địa bàn Tây Nguyên cũng đang rất được mong đợi là cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa. Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi dự án này được Quốc hội thông qua, bởi theo ông, “đây là con đường mơ ước, con đường nghĩa tình” mà nhân dân rất mong đợi, đồng thời cũng là con đường chiến lược về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Mới đây, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Gia Lai đề nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku theo hình thức đầu tư công. Dự án có tổng chiều dài gần 123 km, tổng vốn đầu tư khoảng 37.621 tỷ đồng. Dự kiến, công trình thực hiện chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2025; hoàn thành trước năm 2030.

Là địa phương gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông, nên tỉnh Kon Tum rất mong chờ sớm được triển khai các tuyến cao tốc. Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02) đoạn qua địa bàn tỉnh Kon Tum.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí kinh phí thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Ngọc Hồi - Kon Tum - Pleiku trong giai đoạn 2021 - 2030 theo các quy hoạch được phê duyệt.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, Kon Tum nằm ở vị trí chiến lược ngã ba Đông Dương, vùng lõi của khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; đồng thời, tỉnh có vị trí địa chính trị - kinh tế quan trọng trên tuyến hành lang Đông - Tây. Vì vậy, các tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng sẽ tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Bên cạnh các dự án cao tốc, các tuyến quốc lộ kết nối Tây Nguyên cũng đang được chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng để phù hợp với nhu cầu phát triển của các địa phương ở Tây Nguyên.

Cụ thể, Bộ GTVT đang đầu tư Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19) trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Bình Định. Dự án được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong việc mở ra cơ hội thông thương, kết nối cảng Quy Nhơn (Bình Định) với cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) tới các nước Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan theo trục hành lang Đông - Tây.

Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng

Khu vực Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc hoàn thiện hạ tầng giao thông có ý nghĩa then chốt. Các tuyến đường cao tốc liên vùng sẽ mở ra không gian kết nối trong vùng Tây Nguyên, kết nối Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ.

Ngoài những tuyến cao tốc đang triển khai và chuẩn bị đầu tư xây dựng, dự kiến trong những năm tới, trên địa bàn Tây Nguyên sẽ có thêm nhiều tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng. Mới đây, Bộ GTVT ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên. Theo đó, dự kiến đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác loạt dự án giao thông lớn ở khu vực này.

Đến năm 2025, Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vào quy hoạch. Đồng thời, nghiên cứu chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, tiến trình đầu tư tuyến sau năm 2030 gồm: cao tốc Ngọc Hồi - Pleiku có chiều dài 90 km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 18.900 tỷ đồng; cao tốc Pleiku - Buôn Ma Thuột có chiều dài 160 km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 33.600 tỷ đồng; tuyến Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa có chiều dài 105, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư 22.050 tỷ đồng.

Bộ GTVT cũng dự kiến hoàn thành nâng cấp 63 km thuộc Quốc lộ 24 (Kon Tum - Quảng Ngãi) đoạn còn lại với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng vào năm 2030.

Đối với đường sắt, đến năm 2030, Bộ GTVT dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt và đường sắt kết nối Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước).

Đối với hàng không, Bộ GTVT dự kiến hoàn thành nâng cấp 3 cảng hàng không vào năm 2029, gồm cảng hàng không Liên Khương, cảng hàng không Pleiku, cảng hàng không Buôn Ma Thuột và hoàn thành quy hoạch cảng hàng không Măng Đen vào năm 2025.

Bộ GTVT cho biết, để thực hiện Đề án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công và các dự án đã huy động được nguồn vốn bảo đảm chất lượng, tiến độ; ưu tiên phát triển các tuyến đường bộ và hàng không, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về giao thông của vùng, đảm bảo tính lan tỏa, liên vùng, kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ. Từ đó, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng; hỗ trợ địa phương kêu gọi nguồn vốn hợp pháp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vùng, bao gồm các trung tâm logistics, cảng cạn gắn với đầu mối vận tải lớn.

Đồng thời, Bộ GTVT phối hợp, hỗ trợ địa phương trong quá trình nghiên cứu, đầu tư các tuyến cao tốc như Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, Gia Nghĩa - Chơn Thành, một số đoạn cao tốc thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây.

Một nguồn lực lớn để đầu tư hạ tầng, kết nối giao thông đã và đang chuẩn bị triển khai, hứa hẹn mở toang cánh cửa phát triển cho Tây Nguyên trong tương lai.