【deportivo pasto vs】Thấy gì từ việc Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu?
Thanh khoản sẽ bớt dư thừa
Liên tiếp trong những ngày gần đây,ấygìtừviệcNgânhàngNhànướcliêntụcpháthànhtínphiếdeportivo pasto vs Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục phát hành tín phiếu nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống.
Tuần trước, NHNN đã có động thái đáng chú ý khi quay trở lại phát hành tín phiếu trong hai phiên giao dịch cuối tuần, với tổng khối lượng 20.000 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày. Cơ quan này tiếp tục phát hành tín phiếu 10.000 tỷ đồng trong ngày đầu tuần, nâng tổng khối lượng đã phát hành lên 30.000 tỷ đồng.
Mức lãi suất trúng thầu qua 3 phiên lần lượt là 0,69% - 0,5% và 0,49%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ hạn 1 tháng trên thị trường liên ngân hàng. Điều này cho thấy thanh khoản hệ thống đang khá dư thừa.
Về diễn biến lãi suất trên thị trường 2, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm vẫn dao động trong biên độ hẹp (0,15- 0,18%). Áp lực về tỷ giá tiếp tục xuất hiện trong bối cảnh đồng USD mạnh lên toàn cầu.
Theo đánh giá của SSI Research, động thái phát hành tín phiếu của NHNN có thể được xem như là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, trong bối cảnh tăng trưởng GDP chưa có sự bứt phá và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát (thấp hơn lạm phát mục tiêu của Chính phủ), SSI Research không đánh giá cao khả năng NHNN sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ, mà sẽ nghiêng nhiều về việc thận trọng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát như hiện tại.
Mục đích của NHNN là nhằm hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn và lượng hút cũng không quá nhiều (nếu so sánh với giai đoạn nửa cuối năm 2022) nhằm không gây ra căng thẳng thanh khoản trên thị trường 2 và hạn chế tác động lên mặt bằng lãi suất trên thị trường 1.
Bên cạnh đó, cần phải chú ý rằng nghiệp vụ phát hành tín phiếu kì hạn là nghiệp vụ hút VND tại thời điểm hiện tại và sẽ bơm lại sau khi đáo hạn.
Việc NHNN liên tục phát hành tín phiếu sẽ góp phần giảm tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống, giữ lãi suất VND ở mức hợp lý để không dẫn đến tình trạng căng thẳng về tỷ giá.
Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN hiện nay, đúng như lời Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú từng không ít lần chia sẻ: “Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ lại khó như hiện nay.”
Doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhưng đứng ở góc độ điều hành vĩ mô, ngân hàng có nhiệm vụ điều tiết tiền tệ, làm sao đảm bảo mục tiêu lớn nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, nhưng đồng thời phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Đây là hai mục tiêu ngược chiều nhau nhưng trong điều hành chính sách cần phải tìm ra điểm chung để hài hoà các mục tiêu.
Nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng là giảm lãi suất nhưng vẫn đảm bảo khối lượng tín dụng và chất lượng tín dụng, ổn định tỷ giá, đảm bảo niềm tin của doanh nghiệp.
“Việc giảm lãi suất xuống thấp quá sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, gây mất niềm tin của nhà đầu tư, ảnh hưởng quyền lợi của Chính phủ khi đi vay nợ nước ngoài; xuất khẩu bị đảo lộn; doanh nghiệp và người dân sẽ đổ xô găm giữ ngoại tệ,…”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
“Muốn giữ tỷ giá thì phải có chính sách lãi suất hợp lý. Lãi suất mà hạ nữa thì người dân sẽ không còn gửi tiền vào ngân hàng và họ sẽ quay sang giữ đô la với kỳ vọng USD lên giá. Nếu không có sự ổn định, không có niềm tin thì không một nhà đầu tư nước ngoài nào đem tiền đến Việt Nam đầu tư”, ông Tú cho hay.
Do vậy, giảm lãi suất cho vay nhưng cũng phải hạn chế giảm lãi suất huy động ở một mức độ nào đó phù hợp.
Tỷ giá sẽ bớt nóng
Việc điều hành tỷ giá không chỉ nhìn vào thị trường trong nước mà còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.
Trong tuần qua, đồng USD duy trì sức mạnh, khi chỉ số DXY giao dịch trên mốc 105 điểm xuyên suốt tuần, trong khi các đồng tiền chủ chốt đều giảm giá so với USD như GBP -1,15%, JPY -0,35%, EUR -0,04% hay các đồng tiền trong khu vực châu Á như KRW -0,79%, THB -0,75%.
Tâm điểm trong tuần qua là thông điệp từ Fed thông qua cuộc họp FOMC tháng 9. Lãi suất trong kỳ họp tháng 9 không có sự thay đổi, tuy nhiên Fed khẳng định mức lạm phát mục tiêu trong dài hạn vẫn ở mức 2,0%.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tương đối nhanh và lạm phát vẫn ở mức cao trong thời gian vừa qua, biểu đồ Dot-plot của Fed cho thấy lãi suất kết thúc năm 2023 ở khoảng 5,6%, đồng nghĩa với việc có một lần tăng nữa ở những tháng cuối năm.
Lãi suất sẽ bắt đầu giảm trong năm 2024, xuống còn 5,1%, chậm hơn so với dự báo xuống 4,6% ở cuộc họp tháng 6. Thị trường ngược lại đang có cái nhìn tích cực hơn khi 60% kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất thêm lần nào nữa trong 3 tháng còn lại của năm 2023.
Trên thị trường trong nước, diễn biến tỷ giá USD/VND đã bật tăng mạnh theo xu hướng của chỉ số DXY và tương đồng với biến động của các đồng tiền khác trong khu vực.
Tỷ giá liên ngân hàng kết thúc tuần qua ở vùng VND 24.335 (tăng gần 100 đồng so với tuần trước đó, tương đương với 0,35%). Tỷ giá niêm yết của Vietcombank tăng 0,4% (105 đồng) trong tuần qua trong khi đó tỷ giá tự do giao dịch ổn định hơn, quanh vùng 24.300 – 24.350 đồng (tăng 90 đồng).
Việc chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do và mức độ biến động cho thấy chênh lệch cung-cầu đang nghiêng nhiều trên thị trường liên ngân hàng – không loại trừ là do hoạt động đầu cơ chênh lệch tỷ giá từ các ngân hàng thương mại.
SSI Research cho rằng biến động của VND nghiêng nhiều về yếu tố mùa vụ và việc duy trì chính sách tiền tệ phân kỳ với các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong Quý III.
Điểm tích cực là vị thế của NHNN tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, cũng như nguồn cung ngoại tệ tích cực như FDI giải ngân 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ hay cán cân thương mại ước tính đạt thặng dư kỷ lục ở mức 19,9 tỷ USD.
Phó Thống đốc: Ngân hàng đang phải 'chữa bệnh thừa tiền'Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.