Phục hồi mạnh mẽ
Báo cáo đưa ra dự đoán Việt Nam là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng tích cực trong năm nay với GDP tăng 2,sángkết quả bóng đa c13% trong năm 2020 và 8% vào năm 2021.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Outlook report from Oxford Economics), ICAEW nhận định rằng các hoạt động kinh tế bắt đầu khởi sắc trở lại và tăng trưởng dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6,4% vào năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 sẽ có sự khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực, tùy thuộc vào việc nới lỏng các hạn chế đóng cửa và sức cải thiện nhu cầu xuất khẩu.
Sự bùng phát dịch Covid-19 đã làm giảm GDP toàn cầu khoảng 9% trong nửa đầu năm 2020, ít nhất thiệt hại gấp ba lần quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Mặc dù nhận thấy có sự phục hồi trong quý 3 với chỉ số 6,4%, báo cáo này cho thấy GDP thế giới sẽ giảm tổng thể 4,4% trong năm 2020.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang có sự phục hồi trong nửa cuối năm 2020, được cho là nhân tố sẽ thúc đẩy tăng trưởng lên 5,8% vào năm 2021 và dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu phục hồi trở lại mức đỉnh trước khủng hoảng vào giữa năm kế tiếp, tương tự như khung thời gian phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đối với khu vực Đông Nam Á, sự phục hồi mạnh mẽ trong các hoạt động kinh tế ở những quý tới vẫn không chắc chắn, đặc biệt là trong quý 4/2020, sau khi dự đoán về tốc độ phục hồi mạnh mẽ trong thương mại toàn cầu và hoạt động trong nước hậu lockdown đã không diễn ra như kỳ vọng. Bên cạnh đó, sự khác nhau về mức độ thành công trong việc ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 và các chiến lược gỡ bỏ tình trạng đóng cửa sẽ làm gia tăng sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Các quốc gia thành công trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát dịch như Thái Lan và Việt Nam sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ hơn Indonesia và Philippines - là những quốc gia đang phải đối mặt với những đợt bùng phát Covid-19 mới sau khi các hạn chế sớm được nới lỏng.
Vẫn là chặng đường dài
Mặc dù tăng trưởng ở Singapore được dự báo sẽ giảm 5,7% trong năm nay do thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các dấu hiệu phục hồi trong xuất khẩu và nhập khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng trở lại lên 6,1% vào năm 2021. Các nền kinh tế định hướng xuất khẩu nhiều như Singapore và Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự ổn định trong các chỉ số thương mại, thể hiện qua những cải thiện về tình hình xuất khẩu trong vài tháng vừa qua.
Báo cáo cũng đưa ra dự đoán rằng, triển vọng phục hồi có vẻ sáng sủa nhất đối với Việt Nam, quốc gia đã ngăn chặn dịch rất hiệu quả cho đến nay. Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng tích cực trong năm nay với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và 8% vào năm 2021.
Trong khi đó, dù xuất khẩu của Malaysia được dự đoán sẽ được hưởng lợi từ sự cải thiện nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và chu kỳ hàng điện tử, tốc độ phục hồi kinh tế của quốc gia này vẫn có thể chậm lại do nhu cầu toàn cầu vẫn chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao và đầu tư yếu. Kinh tế Malaysia được dự báo sẽ giảm 6% trong năm nay và tăng trưởng 6,6% vào năm 2021.
Tốc độ phục hồi kinh tế của Indonesia và Philippines vẫn khá bấp bênh, bởi tình trạng lây nhiễm gia tăng trở lại sau khi các hạn chế về đóng cửa được nới lỏng, khiến kế hoạch mở cửa trở lại ở hai quốc gia này bị tạm dừng hoặc lùi lại. Cả hai nền kinh tế vẫn rất dễ bị tổn thương do có cơ sở hạ tầng y tế công cộng yếu hơn, mức hỗ trợ tài chính thấp hơn và tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng hơn so với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Tốc độ phục hồi ở Indonesia dự kiến sẽ chậm lại và thu nhập hộ gia đình sẽ bị siết chặt. GDP dự kiến sẽ giảm 2,7% vào năm 2020 và tăng 6,2% vào năm 2021. Philippines được cho là sẽ có mức giảm lớn nhất ở Đông Nam Á, với GDP giảm tới 8,2% vào năm 2020, do phụ thuộc vào du lịch quốc tế và sự chậm lại trong chính sách nới lỏng hạn chế đóng cửa.
Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cho biết: "Quá trình phục hồi của các nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ là một chặng đường dài, do các yếu tố căng thẳng Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra, hoạt động thương mại toàn cầu chậm lại trong thời gian dài và đại dịch Covid-19 kéo dài đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của khu vực".
“Dù mỗi quốc gia trong khu vực đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng mức độ khủng hoảng diễn ra ở các nền kinh tế có sự khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế của từng nước. Tuy vậy, các quốc gia có thể đạt được sự cân bằng giữa việc tiếp tục hoạt động kinh tế và kiểm soát được các đợt bùng phát cho thấy nền kinh tế của họ sẽ có sự phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia còn lại”, ông Mark Billington nói.