Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục đà giảm điểm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Mức giảm của VN-Index chủ yếu diễn ra vào cuối phiên chiều trước áp lực bán gia tăng. Nhiều cổ phiếu trụ trong rổ VN30 giảm điểm đã tác động tới chỉ số chính. Thanh khoản hôm nay tăng trở lại nhưng cũng không nổi bật,ứngkhoánhômnayTâmlýnghỉlễsớmthịtrườngnớibiênđộgiảvdqg arap trong khi đó, khối ngoại quay lại bán ròng.
Các mã cổ phiếu hỗ trợ chỉ số VN-Index hôm nay có: HPG (+0,58), VCB (+0,47), SBT (+0,11), CTR (+0,08), KBC (+0,06)… Ngược lại các mã tác động lên đà giảm của chỉ số gồm: MSN (-0,71), GAS (-0,53), CTG (-0,48), TCB (-0,44), VPB (-0,34)… |
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index -6,51 điểm, đóng cửa 1.034,85 điểm. Độ rộng của thị trường nghiêng nhiều về bên bán, khi trên sàn HOSE chỉ có 119 mã tăng, 58 mã tham chiếu và có tới 247 mã giảm. Về nhóm ngành, phiên này cũng có tới 15/19 ngành giảm điểm, trong đó dẫn đầu mức giảm là ngành dịch vụ tài chính.
Thanh khoản trên toàn thị trường phiên này đạt 11.678 tỷ đồng, cao hơn 9,4% so với phiên hôm qua và cũng cao hơn 7,6% so với mức bình quân tuần trước. Riêng trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt 9.417 tỷ đồng; giá trị khớp lệnh đạt 8.385 tỷ đồng, tăng 16,73% so với phiên trước.
Khối ngoại sau phiên mua ròng hôm qua lại chuyển trạng thái bán ròng. Trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng -139,71 tỷ đồng, trong đó lực bán tập trung vào các cổ phiếu gồm: VIC (-44,22 tỷ đồng), STB (-41,3 tỷ đồng), BMP (-35,9 tỷ đồng)... Khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -4,08 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hôm nay không duy trì được xu thế tăng điểm trong phiên sáng. Áp lực bán tăng mạnh trong phiên chiều khiến chỉ số VN-Index giảm điểm. Biên độ biến động hôm nay là khá lớn, khi biên độ dao động của VN-Index ở mức hơn 13 điểm.
Thanh khoản toàn phiên tăng, nhưng thực tế là rất yếu trong phiên sáng khiến áp lực bán tăng phiên chiều. Thanh khoản tăng nhưng chủ yếu là bên bán tăng lực. Áp lực bán hôm nay trong phiên chiều có một phần là do hoạt động giao dịch của các quỹ bán ra. Cùng với đó, việc tâm lý nghỉ lễ cũng khiến một bộ phận nhà đầu giảm vị thế nắm giữ để tránh rủi ro bất ngờ trong kỳ nghỉ lễ dài.
Tâm lý nghỉ lễ sớm khiến thanh khoản ở mức thấp. Ảnh: Minh họa. |
Thực tế, thị trường đang nhận được nhiều thông tin tích cực từ chuyển động chính sách. Tuy nhiên, như vẫn đề cập trước đây, những thông tin đó đã được dự báo và dù gì cũng là tín hiệu ban đầu nên chỉ mới dừng lại ở hiệu ứng tâm lý. Sức hấp dẫn đến nhanh nhưng cũng đi nhanh và còn lại đó là tâm lý đợi chờ những biến chuyển từ thực tiễn.
Theo các chuyên gia của MBS, với tâm lý nghỉ ngơi trước kỳ nghỉ lễ dài ngày chi phối nên thị trường cũng bỏ qua các thông tin hỗ trợ trong những ngày vừa qua. Thanh khoản giảm đi kèm với việc mở rộng biên độ dao động xuống phía dưới để tìm lực cầu cho thấy nhu cầu muốn thoát ra đang chi phối. Điều này cũng dễ hiểu khi phía trước là kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhà đầu tư thường giảm chi phí đi vay bằng cách giảm tỷ trọng cổ phiếu danh mục.
Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã giảm -50 điểm kể từ đỉnh tháng 4, tức giảm -4,54%, trong đó áp lực giảm chủ yếu đến từ nhóm bluechips VN30 (-5,19%). Các ngưỡng hỗ trợ cho nhịp điều chỉnh hiện nay ở: 1.030, 1.023, 1.017 điểm./.
Thị trường chứng khoán Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc giảm mạnh dưới sức ép từ nhóm cổ phiếu công nghệ. Chứng khoán Hàn Quốc là thị trường đang có mức tăng tốt nhất châu Á kể từ đầu năm với các đợt IPO nhỏ mang lại lợi nhuận lớn. Đêm qua, chứng khoán Mỹ “dùng dằng” trong lúc chờ các báo cáo quan trọng như: số liệu về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào ngày thứ Năm và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) vào ngày thứ Sáu. PCE là một thước đo lạm phát được FED ưa chuộng và có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của cơ quan này. |