Xuất phát từ quan điểm nêu trên,Dlens đấu với reims Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân… Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 311, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, năm 2000).
Thực hiện lời dạy của Bác, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, mở ra thời kỳ phát triển mới. Tại đại hội lần này, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc về dân: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Cũng từ đại hội này, Đảng ta đã đề ra cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, đồng thời khẳng định: “Thực hiện có nền nếp khẩu hiệu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Đến Đại hội lần thứ XI, ở mục X về “Phát huy dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” đã nêu rõ: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức thật sự là công bộc của nhân dân”. Và đến Đại hội lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích cuộc sống của nhân dân”. Nói tóm lại, mọi hoạt động liên quan đến lợi ích cuộc sống của nhân dân thì phải thực hiện nghiêm theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Cũng với phương châm này nhưng đến Đại hội XIII của Đảng đã có sự bổ sung thành tố mới là “dân giám sát, dân thụ hưởng”. Theo đó, tại báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII đã nêu: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng””. Đây là một nội dung hoàn toàn mới và thể hiện rõ nền dân chủ xã hội ở nước ta ngày càng được mở rộng, đi vào nền nếp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Như vậy, mục đích cao cả của Đảng là phục vụ nhân dân, hết lòng vì nhân dân. Đây là điểm khởi phát nhưng cũng là mục đích tối thượng và bất biến của Đảng ta! Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hay nói cách khác là tất cả vấn đề về quốc kế dân sinh phải để cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tuy nhiên, muốn để cho “dân biết” thì phải công khai, minh bạch các công việc, các kế hoạch, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể, cũng như cơ quan, đơn vị. Nói đúng hơn là dân phải được thông tin đầy đủ, đa chiều. Và dân có quyền đòi hỏi được cung cấp thông tin về mọi mặt (tất nhiên là phải trừ các vấn đề bí mật quốc gia).
Hơn nữa, muốn để cho “dân bàn” thì các cơ quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân. Vì có như vậy nhân dân mới được hỏi, được nói, được bàn bạc mọi việc cho đến thấu lý, vẹn tình. Muốn để cho “dân làm”, dân hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội thì phải trên cơ sở “dân biết” và “dân bàn” thấu đáo thì khi làm mới có hiệu quả cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ “dân biết, dân bàn, dân làm” thì chưa thể hiện được tinh thần dân chủ. Mà các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện để dân được kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn mới thực sự “dĩ công vi thượng”.
Tuy nhiên, chỉ mới có “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa đủ. Trải qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới và đặc biệt, từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới cho thấy mọi việc đều được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là hoàn toàn đúng, nhưng vấn đề quan trọng nhất, cốt yếu nhất là ai giám sát và ai thụ hưởng, lại chưa được xác định. Chính vì thế, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã bổ sung để hoàn thiện thành phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đây là 6 yếu tố có quan hệ thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau trong hệ thống tư tưởng “dân chủ” của Đảng ta. Vì mục tiêu tối thượng của Đảng Cộng sản Việt Nam là vì dân, “dân là gốc”.
Một khi mọi công việc, mọi vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống của xã hội mà người dân đều được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, được giám sát và thụ hưởng chắc chắn sẽ không còn ai phản đối về quyền lợi chính đáng mà mình là người thực hiện và cũng chính mình là người được thụ hưởng. Đây không chỉ là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, tiến bộ, mà còn đậm tính nhân văn.