【xem truc tiep bong da k+】Đấu thầu công khai giúp đẩy mạnh hiệu quả M&A
Tuy nhiên,Đấuthầucôngkhaigiúpđẩymạnhhiệuquảxem truc tiep bong da k+ nó chỉ phù hợp với những bên bán có chiến lược chủ động thoái vốn, ngược lại đối với bên bán không chủ động mà do bên mua chủ động việc thâu tóm thì khó mà áp dụng hình thức này”. Đó là nhận định của ThS Nguyễn Quốc Việt (ảnh), Phó Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về thị trường M&A.
Điểm nổi bật của hoạt động M&A từ đầu năm đến nay là việc đấu thầu công khai trong M&A, khác với việc các bên thường đàm phán riêng lẻ với nhau. Ông đánh giá như thế nào về điểm nhấn này?
Khi thực hiện thương vụ thông qua đấu thầu công khai, bên bán có nhiều sự lựa chọn hơn và có được mức giá tốt hơn. Điển hình là thương vụ Casino bán lại BigC và Vissan bán lại cho nhà đầu tư chiến lược. Về thuật ngữ chuyên môn trong M&A thì đây được gọi là hình thức chào bán công khai. Đây là điểm khá mới so với các thương vụ M&A trước đây. Điều này cho thấy bên bán hoàn toàn chủ động trong việc chào bán và việc thoái vốn nằm trong chiến lược kinh doanh của bên bán. Trong khi các thương vụ trước đây, bên bán thường là khá thụ động, chờ bên mua đề xuất trước, sau đó mới tính đến phương án có bán hay không. Các thương vụ này thể hiện sự rõ ràng từ đầu về điều kiện của cổ đông chiến lược và mức giá khởi điểm. Do vậy, phương thức này tạo thuận lợi cho bên bán trong việc chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu giá, đồng thời bên mua nhanh chóng tìm được đối tác có giá chào và năng lực kinh nghiệm tốt nhất. Chẳng hạn tập đoàn Casino rao bán Big C vào cuối năm 2015 thì đến giữa năm 2016 đã chọn được đối tác chiến lược, như vậy thời gian rất nhanh và thương vụ đạt hiệu quả kinh tế cao cho cả hai bên.
Đấu thầu công khai trong M&A còn mới ở Việt Nam nhưng không mới ở nhiều nước trên thế giới. Có ý kiến cho rằng, cần phát huy xu hướng này trong thời gian tới để tạo ra những cú hích cho thị trường. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?
Việc chào bán công khai cho thấy những ưu điểm nổi bật so với các hình thức mua bán khác, chẳng hạn giá tốt nhất cho bên bán, thời gian nhanh và chọn được đối tác phù hợp. Do vậy, nếu hình thức này được phát huy thì sẽ giúp cho việc đẩy mạnh hiệu quả thực hiện M&A. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những bên bán có chiến lược chủ động thoái vốn, ngược lại đối với bên bán không chủ động mà do bên mua chủ động việc thâu tóm thì khó mà áp dụng hình thức này. Để hạn chế điều này, bên bán cần chuyển sang hình thức chào bán công khai ngay khi không có khả năng chống lại việc thâu tóm. Nhờ đó bên bán có thể tìm được thêm các bên mua khác trả giá cao hơn và có khả năng đóng góp tốt hơn vào sự phát triển của công ty sau khi bị thâu tóm. Để làm được điều này thì cần có sự đồng thuận cao của các cổ đông, nếu không thì việc chủ động chào bán sẽ khó khăn hơn vì bên mua mới chỉ tham gia khi đủ khả năng mua lượng cổ phần đủ lớn để chi phối. Rõ ràng nếu hình thức chào bán này được thúc đẩy thì sẽ tạo cú hích mạnh cho hoạt động M&A trong thời gian tới.
Phương thức đấu thầu cạnh tranh đã được thực hiện trong thương vụ bán lại BigC Việt Nam. |
Một trong những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội lớn cho hoạt động M&A chính là cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN. Ông đánh giá như thế nào về cơ hội và vai trò của M&A khi các DNNN đã và đang tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian qua?
Quyết định 41/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần theo lô tạo cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tham gia chi phối DN sau CPH. Điều này đã thúc đẩy mạnh hơn quá trình bán vốn nhà nước trong thời gian qua. Chẳng hạn, trường hợp của CTCP Du lịch Kim Liên, phần vốn nhà nước có giá trị sổ sách 31 tỷ đồng, đã bán được với giá 1.000 tỷ đồng, cao gấp 32 lần. Hay phần vốn nhà nước tại CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo có giá trị sổ sách 16 tỷ đồng, đã bán được với giá 109 tỷ đồng, cao gấp 6,8 lần. Phương thức này sẽ tạo cơ hội cho hoạt động M&A khi hỗ trợ tìm được nhà đầu tư chiến lược cho DN, những nhà đầu tư có khả năng hỗ trợ sự phát triển của DN trong tương lai, đồng thời một lợi thế lớn của phương thức bán cổ phần theo lô là Nhà nước có thể thoái toàn bộ vốn tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ. Tuy nhiên điểm hạn chế đối với hình thức này là các điều kiện khá khắt khe đối với nhà đầu tư tham dự đấu giá theo lô, do vậy cần phải nới lỏng điều kiện để cho phép nhiều nhà đầu tư tham gia, tăng tính cạnh tranh và minh bạch hơn cho quá trình bán cổ phần.
Mới đây, liên quan đến CPH, thoái vốn tại DNNN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải công khai minh bạch, DN đã CPH thì phải lên sàn trước khi thoái vốn. Động thái này theo ông liệu có phải là một bước tiến mới giúp hoạt động M&A hiệu quả hơn?
Lên sàn sau khi thoái vốn là một cách rất hiệu quả để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, đồng thời tạo ra các cơ hội cho các nhà đầu tư tiếp cận các cổ phiếu tốt một cách công khai, minh bạch thông qua hoạt động M&A. Thị trường thứ cấp phát triển thì mới thúc đẩy thị trường sơ cấp, do vậy đây là một chủ trương hoàn toán đúng. Tuy nhiên, nhiều DN ngại lên sàn do các quy định về công bố thông tin, sợ cổ phiếu bị bán tháo, sức ép của cổ đông về các chỉ tiêu kinh doanh... Do vậy, Chính phủ cần có những chế tài mạnh hơn về việc niêm yết này để nhà đầu tư hạn chế rủi ro thanh khoản, qua đó tích cực tham gia vào các đợt IPO của DNNN.
Thị trường M&A 2016 theo dự đoán sẽ đạt mốc 6 tỷ USD. Ông nhận định như thế nào về khả năng chạm tới mốc kỷ lục này, có rào cản nào cần phải lưu ý không, thưa ông?
Tôi cho rằng, rào cản lớn nhất chính là khả năng tạo vốn của DN, đặc biệt là DN trong nước. Đối với các thương vụ lớn, các DN có thể sử dụng hình thức LBO (mua lại và sáp nhập DN) hay vốn vay để thực hiện. Rào cản thứ 2 là những DN tốt có quy mô lớn để tiến hành thoái vốn không còn nhiều. Chẳng hạn trước đây các ngân hàng đóng góp đáng kể vào tổng giá trị thương vụ trong năm, tuy nhiên trong năm 2016 thì giá trị các thương vụ trong lĩnh vực ngân hàng khá khiêm tốn. Do vậy để duy trì được mốc 5-6 tỷ USD hàng năm trong các năm tới sẽ có nhiều khó khăn.
Xin cảm ơn ông!