Quản lý thị trường Hà Giang: Tăng cường kiểm soát thị trường vùng biên |
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường,ángđầunămlựclượngquảnlýthịtrườngHàGiangxửlývụviphạrennes – lens UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã tập trung, đoàn kết, nỗ lực trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã đạt 41,78% chỉ tiêu đề ra để chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2022).
Kết quả, các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã kiểm tra 411 vụ (đạt 68,3% so với cùng kỳ năm 2021); xử lý vi phạm hành chính 315 vụ (đạt 73% so với cùng kỳ năm 2021); thu nộp vào ngân sách nhà nước 1.171.500.000 đồng (đạt 58,4% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó xử phạt vi phạm hành chính 1.135.000.000 đồng, bán hàng tịch thu 36.500.000 đồng; trị giá tang vật áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là 667.993.000 đồng.
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Giang kiểm đếm hàng hóa vi phạm vụ giả mạo nhãn hiệu OMO |
Song song với đó, tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch số 888/KH-TCQLTT về đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021- 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã tổ chức kiểm tra, xử lý 38 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước được 353.000.000 đồng.
Trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy trên 365.615.000 đồng, bao gồm 2.375 sản phẩm quần áo các loại giả mạo nhãn hiệu Adidas, Dior, Chanel, Gucci, Louis Vuitton...; 291 đôi giày, dép giả mạo nhãn hiệu Puma, Adidas...; 128 sản phẩm lưỡi cắt nhãn hiệu makita; 404 sản phẩm củ sạc không dây nhãn hiệu sam sung; 56 sản phẩm phụ tùng xe máy Honda, Yamaha; 1.890 gói phở khô, thực phẩm, bánh kẹo các loại.
Điển hình, thực hiện Kế hoạch đấu tranh chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2022 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang. Sáng ngày 20/6/2022, Đội Quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Kiên Lý có tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang do bà Phạm Thị Lý làm chủ cơ sở. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện cơ sở bày bán 308 sản phẩm gồm 267 quần đùi, 18 áo chống nắng, 23 váy trẻ em giả mạo nhãn hiệu Adidas và nhãn hiệu Chanel đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Hay trước đó, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang bất ngờ kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 21C-030.97 đang dừng đỗ tại tuyến đường liên xã Ngọc Linh đi xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và phát hiện phương tiện này vận chuyển 614 gói bột giặt có nhiều dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu OMO của Công ty Quốc tế Unilever Việt Nam.
Các vụ việc này, chủ lô hàng và chủ cơ sở đều không xuất trình được hoá đơn chứng từ và giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc của hàng hóa và bị tạm giữ toàn bộ sản phẩm hàng hóa trên xác minh làm rõ.
Bên cạnh đó, về công tác tuyên truyền, Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã phối hợp với Đài truyền hình của tỉnh Hà Giang thực hiện 17 chuyên mục, phóng sự; viết và đưa 71 tin bài, 133 ảnh về các hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm công tác buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; phòng, chống tác hại thuốc lá, tiêu hủy hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu được bảo hộ; tổ chức các chương trình hội thảo nhận diện, hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… trên các cổng thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường, tạp chí Quản lý thị trường, báo Nhân dân, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Hà Giang.
Tổ chức tuyên truyền được trên 2.300 lượt người nghe, vận động được 438 cơ sở kinh doanh ký cam kết tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật; không buôn bán, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, niêm yết giá, găm hàng tăng giá gây bất ổn thị trường...