Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cây lúa đổ ngã như do yếu tố thời tiết,ệnphpcanhtclahạnchếđổmẹo chơi xóc đĩa khí hậu, đặc tính giống lúa yếu rạ, giống lúa cao cây, rễ phát triển kém, mặt đất bùn nhão, bệnh trên thân, lá làm thân khô sớm, dinh dưỡng không cân đối làm vách tế bào mềm nên cây lúa dễ đổ ngã. Vì vậy, việc áp dụng kỹ thuật canh tác để lúa hạn chế đổ ngã sẽ góp phần tăng năng suất, thu nhập cho nông dân.
Cách đặt ống nhựa quan sát mực nước trên ruộng.
1. Chọn giống:
- Giống lúa cấp xác nhận.
- Chọn giống tương đối cứng cây: OM 5451; OM 6162; Jasmine 85...
2. Biện pháp canh tác:
2.1. Mật độ sạ thích hợp:
- Từ 80-100kg/ha sạ thưa hoặc sạ hàng cây sẽ khỏe đẻ nhánh sớm cây lúa sẽ to và cứng hơn hạn chế đổ ngã tốt.
- Phương pháp cấy cũng hạn chế đổ ngã rất tốt.
2.2. Bón phân:
- Bón dư phân N sẽ làm cây lúa dễ đổ ngã.
- Phân Kali; Silic giúp thân và rễ lúa cứng cáp giúp cây ít đổ ngã.
Cách bón phân hạn chế đổ ngã:
- Phân N áp dụng theo bảng so màu lá lúa.
- Bón P và K sớm giúp các lóng đầu tiên cứng chắc hạn chế đổ ngã.
- Tùy theo thời vụ và điều kiện đất đai mà lượng bón gia giảm hợp lý. Công thức phân tham khảo:
Vụ Đông xuân: 90-100kg N; 40-60kg P; 30-50kg K (160-166kg Ure; 85-130kg DAP; 50-80kg Kali).
Vụ Hè thu + Thu đông: 70-90kg N; 30-50kg P; 30-50kg K (126-153kg Ure; 65-108kg DAP; 50-80kg Kali).
- Cách bón (lúa 90-95 ngày).
Lần 1: 7-10 NSS: 1/3 lượng phân N + 1/2 lượng phân P + 1/2 lượng K.
Lần 2: 18-23 NSS: 1/3 lượng phân N + 1/2 lượng phân P.
Lần 3: 35 NSS: 1/3 lượng phân N + 1/2 lượng phân K.
Đối với phân N nên điều chỉnh lượng phân bón bằng bảng so màu lá lúa.
Bổ sung phân chứa nhiều Silic sẽ giúp lúa cứng cây hơn bằng các loại phân chứa Silic cao như: Kali Silic, NPK + Silic, Camalic HK Super... vào 7NSS và bón đón đòng, ngoài ra còn có thể sử dụng các loại phân bón lá chứa nhiều Silic để phun.
Không đốt đồng để lượng Silic chứa trong rơm rạ trả về cho đất dưới dạng hữu cơ tránh cạn kiệt Silic trong đất.
1.3. Quản lý nước
Biện pháp tưới nước ướt khô xen kẽ hạn chế đổ ngã khá hữu hiệu do mặt đất không bị nhão, bộ rễ phát triển sâu, tránh ngộ độc hữu cơ nên cây lúa phát triển tốt, hấp thu dinh dưỡng mạnh nên cây cứng chắc sẽ ít đổ ngã.
- Kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ:
Giai đoạn mạ: 3-12 NSS: duy trì mực nước 3-5cm giúp cây nảy chồi tốt và khống chế cỏ dại.
Giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng: 13-35 NSS áp dụng tưới ướt khô xen kẽ. Phương pháp: Từ mực nước 3-5cm để ruộng cạn dần đến dưới mặt đất 10cm mới bắt đầu cho nước vào ruộng. Khi cây lúa làm đòng rút nước cạn đến khi mặt ruộng nứt chân chim 3-5 ngày nhằm hạn chế chồi vô hiệu và bộ rễ ăn sâu, đất ít bị nhão nên hạn chế được đổ ngã, sau đó lại cho nước vào ruộng và khi mực nước rút dưới mặt đất 10cm thì cho nước vào ruộng.
Thời kỳ trổ chín: Lúa trổ giữ mực nước 5-7cm khoảng 7-10 ngày, sau đó áp dụng tưới ướt khô xen kẽ. Rút nước khô ruộng 10 ngày trước thu hoạch để mặt đất cứng tránh đổ ngã và dễ thu hoạch.
1.4. Phòng trừ dịch hại:
Cần phòng trừ tốt các loại dịch hại nhất là các loại làm hư thân, lá như: đốm vằn, cháy bìa lá, vàng lá chín sớm, đạo ôn các loại bệnh này làm lá lúa và thân khô nhanh nên sẽ dễ đổ ngã hơn.
1.5. Thu hoạch:
Thu hoạch khi có 90% số hạt trên bông chín, để càng muộn lúa sẽ dễ đổ ngã và ảnh hưởng đến phẩm chất hạt gạo.
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT HẬU GIANG