【keonhacai5 com】'Khủng hoảng' màn hình xanh, an ninh mạng Trung Quốc tranh thủ quảng cáo mạnh
Giữa lúc Crowdstrike đang gặp rắc rối lớn vì sự cố làm hàng triệu máy tính Windows "treo" màn hình xanh,ủnghoảngmànhìnhxanhanninhmạngTrungQuốctranhthủquảngcáomạkeonhacai5 com các công ty an ninh mạng Trung Quốc lại "ngư ông đắc lợi".
Hôm 19/7, một bản cập nhật định kỳ của công ty an ninh mạng Crowdstrike đưa ra khiến hàng triệu máy tính trên toàn cầu tê liệt, ảnh hưởng nặng đến việc cung cấp dịch vụ của hàng loạt ngành. Theo dữ liệu từ công ty phân tích hàng không Cirium, gần 4% tổng số chuyến bay theo lịch trình trên toàn thế giới, tức 4.295 chuyến bị hủy do gián đoạn.
Theo Microsoft, số lượng máy tính bị ảnh hưởng trong vụ việc lên đến 8,5 triệu, tức khoảng 1% số lượng máy tính trên toàn cầu. Lỗi xảy ra đối với phần mềm bảo mật Falcon được sử dụng phổ biến do Crowdstrike cung cấp. Hiện chưa có thống kê thiệt hại cụ thể về sự cố này đối với nền kinh tế, nhưng CEO Crowdstrike George Kurtz phải đưa ra lời xin lỗi và giải thích chính thức.
Ông nói trên chương trình “Today” của NBC News: “Chúng tôi xin lỗi vì tác động mà chúng tôi gây ra cho khách hàng, khách du lịch, cho bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi việc này”.
Trước sự cố IT được một số chuyên gia mô tả là "lớn nhất trong lịch sử" mà nguyên nhân từ một công ty Mỹ, nhiều đơn vị an ninh mạng Trung Quốc dường như "ngư ông đắc lợi" để tranh thủ quảng cáo dịch vụ của họ.
Theo SCMP, 360 Security Technology, công ty an ninh mạng lớn nhất Trung Quốc nhân cơ hội này để quảng bá các sản phẩm mà họ tuyên bố là “đáng tin cậy, ổn định, toàn diện và thông minh hơn”.
“Khi lựa chọn phần mềm bảo mật điểm cuối, điều quan trọng là phải đánh giá đầy đủ khả năng phòng thủ của nó để tránh các rủi ro bảo mật tiềm ẩn và đảm bảo rằng tính liên tục trong kinh doanh và bảo mật dữ liệu không bị đe dọa”, công ty cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm 19/7.
QAX, một công ty nổi tiếng khác trong ngành, viết trong một bài đăng trên blog cùng ngày rằng “các nhà cung cấp phần mềm liên quan đến sự ổn định của hệ thống cần phải kiểm soát chất lượng phần mềm của họ chặt chẽ hơn”.
Tencent Holdings, công ty vận hành nền tảng Tencent PC Manager, cho biết họ đã nhận được báo cáo từ một số người dùng gặp phải lỗi màn hình xanh chết chóc trên Windows. Công ty đã nhanh chóng thông tin cho người dùng các bước giải quyết chính thức của CrowdStrike.
Vụ việc vừa rồi càng khiến giới công nghệ Trung Quốc tìm cách tự chủ khỏi các nhà cung cấp phương Tây. Cơ sở hạ tầng quan trọng hầu như không bị ảnh hưởng ở Trung Quốc trong sự cố, mà chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài và nhiều chuỗi khách sạn sang trọng trở thành "nạn nhân".
Trong khi Microsoft cho biết, hôm 19/7 rằng hệ thống của họ đã được khôi phục, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục giải quyết hậu quả.
Thị trường an ninh mạng của Trung Quốc hiện bị chi phối bởi các nhà cung cấp địa phương. Bắc Kinh từ lâu đã loại bỏ dần phần mềm của các công ty như Kaspersky Lab của Nga và Symantec có trụ sở tại Hoa Kỳ. Theo trang web của CrowdStrike, công ty không bán sản phẩm và dịch vụ ở Trung Quốc.
Cổ phiếu CrowdStrike giảm 11,1% xuống còn 304,96 USD trên sàn Nasdaq vào 19/7, trong khi Microsoft giảm 0,74%. Các đối thủ cạnh tranh SentinelOne và Palo Alto Networks lần lượt tăng 7,85% và 2,16%.
Tại Trung Quốc, uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật phương Tây xuống rất thấp từ sau vụ Edward Snowden tiết lộ các phương pháp được NSA sử dụng nhằm truy cập thông tin doanh nghiệp. Theo một báo cáo năm 2014 của China News Service thuộc sở hữu nhà nước, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp chuyển đổi hoàn toàn sang phần mềm an ninh nội địa từ 10 năm nay.
Báo cáo cho biết tất cả các cơ quan của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin đã cài đặt phần mềm của 360 và các doanh nghiệp nhà nước khác cũng sẽ noi theo.
Thạch Anh(Nguồn: SCMP)