【bóng đá tay ban nha hôm nay】Khai trương Trung tâm vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh tại Đà Nẵng

Sự kiện diễn ra sáng 26/3 tại Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU),ươngTrungtâmvimạchbándẫnvàCôngnghệthôngminhtạiĐàNẵbóng đá tay ban nha hôm nay cùng với chuỗi sự kiện Khởi động Chương trình đào tạo nhân lực Vi mạch bán dẫn.

PGS.TS. Huỳnh Công Pháp, hiệu trưởng VKU cho biết, sự kiện là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đề án phát triển vi mạch bán dẫn. Qua đó, nhằm tiếp cận, tham gia vào chuỗi sản xuất vi mạch, bán dẫn toàn cầu, dựa trên nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và ưu tiên phát triển nhân lực cho khâu thiết kế, kiểm thử. 

Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh có chức năng đào tạo, nghiên cứu, kết nối và chuyển giao công nghệ. Trung tâm được trang bị 30 máy tính và phần mềm thiết kế vi mạch có bản quyền của Synopsys, cùng nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh. Trung tâm có kinh phí đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, trong dự án ODA 7,7 triệu USD của Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 phục vụ đào tạo các khóa vi mạch bán dẫn. 

W-dsc00977-2.jpg
Ông Nguyễn Văn Quảng- Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng tham quan Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh. Ảnh Diệu Thuỳ

TS. Trần Thế Sơn, hiệu phó nhà trường cho biết, trung tâm này không chỉ phục vụ công tác đào tạo nghiên cứu của sinh viên, giảng viên nhà trường mà còn là nơi kết nối cho nhiều trường đại học, các doanh nghiệp đến làm việc, chia sẻ tài nguyên, hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm liên quan đến thiết kế vi mạch và công nghệ thông minh tập trung hai mảng IoT và ô tô. 

Theo TS. Bùi Duy Hiếu, Viện Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Hà Nội), người mới bắt đầu làm thiết kế vi mạch sẽ rất khó khăn vì không biết học gì, công cụ gì, ai sẽ hỗ trợ họ thì những người ở trung tâm này sẽ là “hạt nhân” để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ những người quan tâm đến lĩnh vực vi mạch. Phát triển nghiên cứu vi mạch ở trong các trường đại học cũng giống như trên thế giới, gắn liền trường đại học, công ty thành một hệ sinh thái.

W-dsc01002-2.jpg
Trung tâm được trang bị 30 máy tính và phần mềm thiết kế vi mạch có bản quyền. Ảnh Diệu Thuỳ

Ngoài khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh, VKU cũng triển khai khoá đào tạo giảng viên nguồn với 25 học viên.

Công nghiệp vi mạch, bán dẫn là nhóm ngành đột phá của Đà Nẵng

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, thành phố tiếp tục xác định công nghệ cao - trong đó có ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo - là một bộ phận quan trọng trong 5 nhóm ngành đột phá, tạo xung lực phát triển nhanh và bền vững cho thành phố. Để tăng tốc trên hành trình xây dựng hệ sinh thái vi mạch, bán dẫn, thành phố xác định cách tiếp cận dựa trên phát triển nguồn nhân lực làm trọng tâm.

W-dsc01001-2.jpg
Bên trong trung tâm có nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh. Ảnh Diệu Thuỳ

“Thành phố có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động, trong đó có khoảng 6 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn với 550 kỹ sư vi mạch bán dẫn. Con số trên là còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhân lực chip bán dẫn được các cơ quan Trung ương và chuyên gia dự đoán trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng cho hay.

Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn; thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC)… 

Bà Susan Burn – Tổng lãnh sự Mỹ tại TP Hồ Chí Minh cho biết, các công ty Mỹ đã đầu tư đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và đổi mới. Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghiệp bán dẫn.