Tờ Đất Việt cho hay,ênlửahạtnhânNgalộdiệntrongcuộctậptrậnlớnnhấtlịchsửthứ hạng của giải bóng đá chuyên nghiệp các tiểu vương quốc ả rập thống nhất để thực hiện cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã huy động 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei nặng 24.000 tấn mang tên Yury Dolgoruky và Vladimir Monomakh. Theo kế hoạch, một trong hai tàu này sẽ thực hiện phóng toàn bộ 16 tên lửa RSM-56 Bulava vào một mục tiêu đã định trước. Tuy nhiên chưa rõ tàu ngầm nào sẽ phóng các tên lửa chiến lược này.
Hải quân Nga muốn xác nhận khả năng bắn loạt 16 tên lửa đạn đạo ở độ sâu 50m dưới biển của những tàu ngầm mới trong điều kiện sóng cao từ 4 đến 9m. Đây là lần thứ hai Nga bắn toàn bộ 16 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm lớp Borei. Tờ Dân Việt đưa tin theo trang tin Izvestia, tàu ngầm Vladimir Monomakh từng bắn thử vào năm ngoái nhưng thất bại sau 2 quả đầu tiên. Do đó, Hải quân Nga đang rất cẩn trọng với lần thử nghiệm lần này. Hiện địa điểm cuộc tập trận lớn nhất 25 năm qua vẫn chưa được tiết lộ.
Các tàu ngầm lớp Borei được đánh giá là dòng tàu ngầm hạt nhân hiện đại và mạnh mẽ nhất của quân đội Nga hiện nay. Tàu do Cục thiết kế trung ương Rubit phát triển và chế tạo tại nhà máy đóng tàu Sevmash, nhằm thay thế tàu ngầm Dự án 941 Typhoon và Dự án 667 Delta IV.
Theo tờ Zing News, lớp Borei có chiều dài 170 mét, đường kính thân 13 mét, thủy thủ đoàn 107 người, trong đó có 55 sĩ quan. Nó có thể lặn tới độ sâu tối đa khoảng 450 mét, tốc độ di chuyển trong nước khoảng 30 hải lý/giờ. Hệ thống động lực bơm phun là tính năng quan trọng giúp tàu ngầm cơ động và khó phát hiện hơn. Không chỉ vậy, tàu ngầm lớp Borei còn sở hữu 16 tên lửa đạn đạo hạt nhân RSM-56 Bulava và khả năng tác chiến chống ngầm vô cùng ấn tượng.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo Bulava nặng 36,8 tấn; có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân cỡ 150 kiloton/quả; sử dụng 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn và có tầm bắn lên tới 8.000 km. Báo An ninh Thủ đônhận định, giống như Topol–M hoặc RS-24, Bulava có khả năng di chuyển với quỹ đạo cực kì linh hoạt trong hành trình khiến việc đánh chặn của đối phương trở nên vô cùng khó khăn.
Các đầu đạn Bulava có thể độc lập tấn công các mục tiêu khác nhau. Bulava có thể được bắn từ vị trí nghiêng và trong lúc tàu ngầm đang chuyển động. Do quỹ đạo bay không quá cao nên Bulava còn được gọi là tên lửa đạn đạo lưỡng tính.
Đinh Ly(T/h)
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan không tin nhiều cán bộ của mình tham nhũng