【xếp hạng câu lạc bộ ý】Thanh toán song phương điện tử tập trung: Hiện đại và chặt chẽ

kh

Trong tương lai,ánsongphươngđiệntửtậptrungHiệnđạivàchặtchẽxếp hạng câu lạc bộ ý KBNN sẽ tập trung tất cảcác nguồn ngân quỹ về một tài khoản duy nhất đáp ứng yêu cầu thanh toán tại các nơi trong toàn quốc. Ảnh: Vân Hà

Thay thế thanh toán thủ công Ông Nguyễn Đại Trí cho biết, theo quy định, KBNN được mở tài khoản (TK) tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tại những nơi không có NHNN, KBNN được mở TK tại NHTM. Hiện nay, mô hình NHNN chỉ có các chi nhánh tại cấp tỉnh, tại cấp huyện chỉ có NHTM, vì thế các KBNN quận, huyện được mở TK tại các NHTM này (gồm các ngân hàng: Công thương, Ngoại thương, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long). Việc thanh toán với ngân hàng có từ những ngày đầu thành lập kho bạc và việc thanh toán này vẫn được duy trì hoạt động theo phương thức thủ công (hàng ngày KBNN giao nhận chứng từ bằng giấy với NHTM). Tuy nhiên, do sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin (CNTT) và với việc thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ hiện đại hóa công tác thanh toán, KBNN đã tập trung xây dựng và triển khai hệ thống TTSPĐTTT tại các KBNN cấp huyện. Với sự phối hợp hiệu quả với hệ thống NHTM, hết năm 2013, KBNN đã triển khai thành công hệ thống TTĐTSPTT trên toàn quốc cho toàn bộ các KBNN quận, huyện mở TK tiền gửi thanh toán tại 2 hệ thống NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (khoảng 50 đơn vị) và hệ thống NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (khoảng 100 đơn vị). Từ tháng 3/2014 đến nay đã triển khai tại gần 300 KBNN quận, huyện mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dự kiến đến hết tháng 4/2014, KBNN sẽ hoàn thành việc triển khai TTSPĐTTT tại tất cả các KBNN quận, huyện còn lại với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo ông Trí, đến nay, hệ thống TTSPĐTTT đang dần đi vào hoạt động ổn định, góp phần đảm bảo công tác thanh toán của hệ thống KBNN (đặc biệt là tại các KBNN cấp huyện, nơi đã duy trì phương thức thanh toán thủ công từ lâu) được an toàn, kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán này còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trong việc giao dịch thanh toán với kho bạc.

Đặc biệt, phương thức này còn đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc điện tử hóa thanh toán (thay thế cho phương thức thanh toán thủ công), khi KBNN áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhất, đặc biệt trong đó áp dụng giải pháp chữ ký số, sử dụng các chứng thư số của các đơn vị được phép cung cấp dịch vụ chứng thư số nên công tác thanh toán ngày càng được đảm bảo an toàn hơn.

Qua TTSPĐTTT, công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) cũng được hạch toán kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng hơn, không bị dồn vào cuối ngày, cuối tháng. Từ đó đã nâng cao được ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế trong công tác tập trung thu nộp các khoản thu NSNN, giúp KBNN tổng hợp báo cáo đầy đủ và kịp thời.

Khi chuyển đổi từ thanh toán thủ công sang TTSPĐTTT, số lượng chứng từ giấy khi thực hiện kiểm soát chi cũng giảm chỉ còn 2 liên, vừa tiết kiệm được thời gian vừa tránh được sai sót trong khâu kiểm soát. Khả năng thanh toán chứng từ cho đơn vị mang tính thanh khoản cao, nhanh chóng, chính xác, an toàn và kịp thời đến đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài ra, còn nâng cao được ý thức, trách nhiệm của cán bộ KBNN trong công tác thanh toán.

Mục tiêu xa hơn

Trong lộ trình hiện đại hóa hoạt động của toàn hệ thống, KBNN cũng đã đặt ra mục tiêu triển khai hệ thống TK duy nhất và việc thực hiện TTSPĐTTT chính là một bước đi quan trọng để tiến tới mục tiêu này.

Ông Nguyễn Đại Trí cho biết thêm, trước đây và cho đến tận bây giờ, các TK ngân quỹ của KBNN được trải rộng trên toàn quốc, được “chia nhỏ” ra để đảm bảo cho thanh toán mọi nơi, mọi lúc trên phạm vi toàn quốc. Nhưng chính việc “chia nhỏ” này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc điều hòa vốn, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì rất khó đảm bảo cho việc thanh toán ở những thời điểm căng thẳng như cuối năm, cuối tháng dẫn đến tình trạng, chỗ cần thanh toán lại không có tiền, chỗ chưa cần thanh toán lại thừa tiền. Vì thế, TK duy nhất sẽ là giải pháp giúp cho việc điều hòa vốn được linh hoạt và là cơ sở để KBNN tập trung ngân quỹ, tiến tới triển khai thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ đã được Chính phủ quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ- TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

Với việc triển khai phương thức TTSPĐTTD, KBNN sẽ tập trung tất cả các nguồn ngân quỹ về một nơi, cụ thể là tập trung về TK của Sở Giao dịch KBNN tại hội sở chính các ngân hàng. Việc tập trung này sẽ giúp cho KBNN chủ động hơn trong việc thanh toán. Đồng thời, ngân quỹ tập trung đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh toán tại tất cả các nơi trong toàn quốc. Và mục tiêu sâu xa hơn là khi ngân quỹ tập trung, KBNN có thể sử dụng ngân quỹ đó để triển khai chức năng quản lý ngân quỹ sẽ được vận hành trong vài ba năm tới.

“Nếu như trước đây quản lý ngân quỹ kho bạc chỉ đặt ra yêu cầu an toàn thì nay đặt ra vấn đề phải làm sao quản lý hiệu quả nữa. Trong phạm vi luật pháp cho phép, KBNN có thể sử dụng ngân quỹ “tạm thời nhàn rỗi” để thực hiện đầu tư vào những nội dung, hạng mục mà pháp luật cho phép. Đây chính là mục tiêu xa hơn đang được KBNN đặt ra” - ông Trí nói./.

Hạnh Thảo