Ngoại Hạng Anh

【lịch c3 châu âu】3 cuộc khủng hoảng tái định hình “thế trận” giữa Trump và Biden

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Thách thức lịch sửCái chết của công dân da màu George Floyd và hệ quả là các cuộc biểu tình bùng phá lịch c3 châu âu

Thách thức lịch sử

Cái chết của công dân da màu George Floyd và hệ quả là các cuộc biểu tình bùng phát dữ dội trên toàn nước Mỹ đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác làm thay đổi chiến dịch bầu cử Tổng thống,ộckhủnghoảngtáiđịnhhìnhthếtrậngiữaTrumpvàlịch c3 châu âu vốn đã bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 và suy thoái kinh tế. 3 cuộc khủng hoảng này đẩy cuộc đua giữa ông Trump và ông Biden rơi vào một tình thế chưa từng có khi cả 2 nhân vật đều tìm cách chứng tỏ họ có thể lãnh đạo đất nước trong thời điểm “đen tối” trong lịch sử.

3 cuoc khung hoang tai dinh hinh the tran giua trump va biden

Tổng thống Trump (phải) và cựu Phó Tổng thống Biden có khoảng cách sít sao về tỷ lệ ủng hộ. (Nguồn: ABC).

Không giống như những cuộc bầu cử Tổng thống trước đây, khi mà các ứng cử viên phải chạy đua trong bối cảnh nguy cơ tấn công khủng bố và thảm họa tài chính bao trùm, cuộc đua năm 2020 đang gặp phải những thách thức mang tính lịch sử mà các ứng viên Nhà Trắng buộc phải đối phó.

“Chiến tranh thế giới thứ 2 và Nội chiến đã ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi quốc gia và toàn thế giới. Tất cả những sự kiện này đã là một phần của quá khứ. Nhưng giờ đây, chúng ta lại đang thấy mình đứng giữa những cuộc khủng hoảng đó”, Tad Devine, cố vấn cấp cao trong đội ngũ tranh cử của ông John Kerry trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 nhận xét.

Vẫn chưa rõ ứng viên nào sẽ có lợi thế hoặc bất lợi do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng này khi chỉ còn 5 tháng nữa cuộc bầu cử chính thức mới diễn ra.

Kết quả thăm dò dư luận được công bố trong những tuần gần đây cho thấy, cựu Phó Tổng thống Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump về tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc với một biên độ vững chắc nhưng tương đối hẹp, ngay cả khi ông Trump vẫn duy lợi thế ở một số bang chủ chốt như Wisconsin, Florida và Arizona. Theo đó, ông Biden giành được 51% phiếu ủng hộ còn ông Trump có 46%.

Tuy nhiên, một cuộc thăm dò do SSRS thực hiện tại 15 bang chiến địa cho thấy ông Biden vẫn đứng sau ông Trump. Cuộc thăm dò tương tự do CNN thực hiện cũng có kết quả tương tự, ông Biden dẫn trước ông Trump về tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc nhưng lại thua ở 15 bang quyết định lá phiếu Đại cử tri. Theo đó, ông Trump giành được 52% phiếu ủng hộ trong khi cựu Phó Tổng thống Biden có 45% tại các bang này.

(15 bang chiến địa gồm Arizona, Colorado, Florida, Georgia, Maine, Michigan, Minnesota, Nevada, New Hampshire, New Mexico, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Virginia và Wisconsin).

Những vấn đề mà nước Mỹ đang phải đối mặt có thể làm thay đổi hình ảnh của 2 ứng cử viên trong con mắt các cử tri theo những cách khó có thể dự đoán được, các chiến lược gia cho biết.

Sự kiện bầu cử Tổng thống đã trải qua nhiều biến động khi năm bầu cử bắt đầu. Vào thời điểm mà nền kinh tế đang phát triển và dịch bệnh Covid-19 chưa xuất hiện tại Mỹ, bối cảnh bầu cử được hình thành dựa trên cuộc trưng cầu ý dân về cách điều hành công việc của ông Trump, đặc biệt sau tiến trình luận tội Tổng thống do Hạ viện khởi xướng vào tháng 12/2019.

Sau đó, cuộc bầu cử vẫn xoay quanh quan điểm của người dân về ông Trump, nhưng lại bị tác động bởi phản ứng của ông đối với đại dịch Covid-19 và nền kinh tế kém phát triển khiến một số nhà phân tích lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930. Giờ đây, công chúng đang đánh giá vai trò của Tổng thống thông qua nỗ lực ứng phó với các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của công dân da màu Floyd cũng như tình trạng bạo loạn đang diễn ra tại nhiều thành phố.

Mối lo ngại về bạo lực và phân biệt chủng tộc dường như đang thách thức cả ông Trump lẫn ông Biden theo nhiều cách khác biệt hoàn toàn so với dịch bệnh Covid-19. Cả 2 ứng cử viên đều hiểu rằng, chiến dịch tranh cử đã bước sang một ngã rẽ khác với những sự kiện đầy bất ngờ sau cái chết của Floyd, tuy nhiên họ lại có những phản ứng trái ngược nhau.

Xây dựng 2 hình ảnh đối lập

Nếu như Tổng thống Trump kêu gọi quân đội thì ông Biden kêu gọi thay đổi xã hội. Nếu ông Trump tự nhận mình là “Tổng thống của luật pháp và trật tự” thì cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xây dựng hình ảnh là một người đại diện cho công lý và hàn gắn quốc gia.

Hồi đầu tuần này, Tổng thống Trump tuyên bố ông đang cân nhắc sử dụng quân đội để trấn áp người biểu tình. Ngay sau tuyên bố đó, ông Trump đã phải hứng chịu những lời chỉ trích gay gắt, thậm chí là từ các thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa. Một số ý kiến cho rằng quyết định của ông có thể gây ảnh hưởng đến những người biểu tình ôn hòa.

Không bỏ lỡ thời cơ, Priority USA Action – nhóm chính trị ủng hộ ông Joe Biden đã chỉ trích cách Tổng thống đối phó với các cuộc biểu tình mà họ cho là sẽ diễn ra tại cả những bang chiến địa là Michigan, Wisconsin và Pennsylvania.

Về phần mình, Cựu Phó Tổng thống Biden, trong bài phát biểu tại Philadelphia hôm 2/6 cho biết, nước Mỹ đang cần một vai trò lãnh đạo có thể mang lại đoàn kết. “Tôi sẽ không chạy theo sự sợ hãi và chia rẽ. Tôi sẽ không thổi bùng lên ngọn lửa căm thù. Tôi sẽ tìm cách chữa lành vết thương về phân biệt chủng tộc tồn tại lâu nay trong xã hội Mỹ và không sử dụng điều này cho mục đích chính trị. Tôi sẽ làm phần việc của mình và tự chịu trách nhiệm mà không đổ lỗi cho người khác”.

Ông Biden cũng cam kết sẽ giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và mang lại cuộc sống mới cho người da màu tại Mỹ sau cái chết của George Floyd nếu trở thành Tổng thống.

Lợi thế đang nghiêng về Biden?

Một số nhà phân tích cho rằng với quan điểm có phần mềm mỏng và đánh trúng tâm lý cử tri, ông Biden nhiều khả năng sẽ nhận được sự ủng hộ cao hơn. CNBC cho biết, đội ngũ tranh cử của ông Biden đã ghi nhận sự tăng vọt trong chiến dịch gây quỹ sau cái chết của công dân George Floyd, đặc biệt sau khi ông Trump tuyên bố sẽ kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn. Lượng tiền đổ về quỹ tranh cử giúp ông Biden thu hẹp khoảng cách tài chính với ông Trump và thúc đẩy các hoạt động tranh cử.

Có thể thấy, những gì đang diễn ra mang đến lợi thế cho ông Biden và tạo ra một cục diện hoàn toàn mới. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay cũng là một thách thức đối với ông Biden, Phó Giáo sư Timothy J. Lynch viết trong bài bình luận trên ABC News.

Theo giáo sư Timothy J. Lynch, ở thời điểm này, ông Biden có thể tranh thủ cơ hội chứng tỏ với người dân Mỹ rằng ông là một nhà lãnh đạo tốt hơn. Nhưng điều này vẫn chưa được phản ánh sâu sắc trong các cuộc thăm dò khi hầu hết kết quả đều cho thấy ứng viên phe Dân chủ chỉ có lợi thế chút đỉnh so với ông Trump trong cuộc tranh cử.

Hơn nữa, ông Biden phải đối mặt với thách thức là làm thế nào để duy trì lòng trung thành của người Mỹ gốc Phi đối với đảng của ông trong khi tránh được trách nhiệm về thất bại trong lĩnh vực kinh tế xã hội do chính sách mà đảng này đưa ra tại nhiều thành phố, trong đó có Minneapolis.

Theodore Johnson, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Tư pháp Brennan cho rằng lời nói phải đi kèm với hành động và ông Biden cần hành động nhiều hơn nữa để số cử tri da màu bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ gia tăng./.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap