Theáttriểndịchvụlogisticsngànhhàngkhôlịch đá bóng c1o ông Đỗ Xuân Quang, Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam, hệ thống kho và các trang thiết bị phát triển hàng không được cải tiến, đặc biệt các dịch vụ tại mặt đất, thủ tục khai báo hải quan đã được cải thiện, giảm thiểu được chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, những yêu cầu đặt ra ngày càng cao, đã đặt ra nhiều yêu cầu cao đối với các dịch vụ liên quan đến hàng không,
Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải bao gồm dịch vụ vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng. Trong bối cảnh Việt Nam cùng các nước trên thế giới đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm tự do hóa thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại giữa các nước, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên thế giới ngày càng gia tăng
Tại hội nghị, các chuyên gia nước ngoài đã chia sẽ nhiều thông tin về dịch vụ logistics ngành hàng không của các nước. Ông Mr Stanlay Lim, đại diện vận tải hàng không Singapore cho rằng, các vấn đề logistics quốc tế và trong nội thị đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam- một nước đang phát triển, nên đây cũng là lộ trình mà các doanh nghiệp cần phải hiểu được yêu cầu của thị trường để đổi mới, phát triển theo nguồng quay chung của thế giới. bên cạnh đó, thương mại điện tử phát triển mạnh trên thị trường ảnh hưởng đến chi phí dịch vụ của logistics hàng không.
Chia sẻ về ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đối với ngành logistics hàng không, ông Rodrigo Reyes Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cho rằng, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang ở giai đoạn chưa phát triển, dự báo năm 2017 kỳ vọng sẽ tăng, nhưng vẫn còn tồn tại. Phát triển ngành hàng không cũng sẽ gia tăng ở mức 3,8%. Điều này sẽ cho thấy phát triển hàng không cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố chu kỳ, yếu tố cung cầu trong chuỗi cung ứng…
Bên cạnh đó, Rodrigo Reyes cũng cho rằng, yếu tố liên quan đến giá dầu tăng từ 120 đến 140 USD/thùng trong đầu năm 2017 cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành logistics hàng không, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Xu hướng này cũng sẽ tiếp tục tăng lên.
Nhu cầu hóa hóa vận chuyển qua ngành hàng không sẽ tăng 20%, các chính sách của Chính phủ Việt Nam sẽ có tác tích cực đến sự phát triển này. Nhìn chung, xu hướng thương mại quốc tế vẫn còn yếu nhưng vận chuyển hàng không kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ tốt. Dự báo về lợi nhuận ở mức còn lo lắng, nhưng đơn hàng xuất khẩu ngày càng gia tăng sẽ giúp gia tăng các dịch vụ thương mại, giao thương qua đường hàng không giữa các quốc gia.
Ông Huseyin Ceyhan, Giám đốc khu vực vận tải hàng hóa của Thỗ Nhĩ Kỳ chia sẻ về bức tranh của vận tải hàng hóa của châu Á, ông này cho rằng, ngành Logistics ngày càng phát triển, sự đầu tư vào ngành này đang tăng trưởng rất tốt, cạnh tranh ngày càng căng thẳng hơn. Tỷ suất lợi nhuận của vận chuyển hàng không đang thấp hơn so với các ngành khác, nên muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải phát triển ngành này.
Các chuyên gia tham dự hội thảo cũng cho rằng, Air Freight Logistics Vietnam sẽ mở ra một phạm vi rộng lớn của các cơ hội toàn cầu cho các hãng hàng không, các nhà xuất khẩu, nhà phân phối, các công ty hậu cần, các chủ hàng, kho bãi, nhà ga hàng hoá, ngân hàng, bảo hiểm... là một đòn bẩy trong việc thúc đẩy cho sự thay đổi của công nghệ vận tải, bên cạnh đó còn có thể giúp các cá nhân, các tổ chức hướng tới một nền văn hóa mới sử dụng dịch vụ vận tải hàng không một cách chủ động và toàn diện hơn.