【betis – girona】Cơ hội và thách thức của các hệ thống an sinh xã hội trong CMCN 4.0

co hoi va thach thuc cua cac he thong an sinh xa hoi trong cmcn 40

Ông Jens Schremmer- Trưởng Văn phòng Tổng Thư ký Hiệp hội ASXH Quốc tế (ISSA) đã đưa ra các ý kiến về cơ hội,ơhộivàtháchthứccủacáchệthốngansinhxãhộbetis – girona thách thức của các hệ thống ASXH trong bối cảnh CMCN 4.0.

Tạo khoảng trống về bao phủ ASXH

Với những thay đổi mang tính cách mạng về khoa học và công nghệ, CMCN 4.0 được xem là cơ hội cho việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển chung, cuộc cách mạng này có thể khiến nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực, đặc biệt là những tác động không mong muốn đối với thị trường lao động, ảnh hưởng tới mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội (ASXH)…

Phát biểu tại hội thảo, TS.Trần Đình Thiên cho biết, thế giới đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghệ, vì vậy, Việt Nam cần nhanh nhạy nhận diện tốt thách thức và cơ hội đó, trong đó có lĩnh vực ASXH. Theo TS.Thiên, ở Việt Nam, khi số hoá chưa phổ biến, chúng ta đã có khái niệm mang tính cách mạng, coi CNTT là hạ tầng của hạ tầng, phải thiết kế được điều này mới phát triển.

Đặc biệt, rủi ro an ninh mạng và thách thức trong lĩnh vực ASXH là 2 vấn đề lớn- khi nhiều ngành cũ mất đi, kéo theo việc làm mất đi, thu nhập lao động giảm và nhiều ngành mới xuất hiện, tạo cơ hội việc làm và thu nhập mới, nhưng cũng đòi hỏi những năng lực mới.

Theo dự báo, trong 2 thập niên tới, 56% lao động tại 5 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) sẽ đối mặt nguy cơ mất việc làm. Có 86% lao động dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy cơ mất việc vì robot… Do đó, việc nhanh chóng tận dụng cơ hội, vượt lên những thách thức đòi hỏi sự nhạy bén, bản lĩnh. Nếu đi đúng hướng và bắt đúng nhịp, CMCN 4.0 sẽ tạo cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển.

Ông Jens Schremmer, Trưởng Văn phòng Tổng Thư ký Hiệp hội ASXH Quốc tế (ISSA) cho rằng, trong bối cảnh CMCN 4.0 có quy mô và tốc độ phát triển rất nhanh sẽ tạo ra cơ hội thúc đẩy ASXH, như mở rộng diện bao phủ BHXH… Tuy nhiên, nền kinh tế số cũng làm phát sinh nhiều công việc, tác động đến lao động truyền thống, tạo khoảng trống về bao phủ ASXH cũng như việc bảo mật dữ liệu, an ninh mạng… “Đây không còn là vấn đề mang tính tương lai nữa, mà nó đang hiện hữu ở trước mắt”- ông Jens Schremmer nhấn mạnh.

Vì vậy, theo ông Jens Schremmer, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hợp tác đào tạo và học hỏi lẫn nhau trong Hiệp hội ASXH ASEAN- thông qua chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia thành viên với các tổ chức ASXH trong khu vực và thế giới. Hướng tới, việc sử dụng công nghệ để thực hiện ASXH tốt hơn, đáp ứng kỳ vọng công chúng, nhất là mở rộng diện bao phủ, giảm gian lận và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống ASXH.

Hai thách thức

Còn theo ông Robert Palacios, chuyên gia trưởng toàn cầu về hưu trí và BHXH (Ngân hàng Thế giới, WB), CMCN 4.0 đang đặt ra hai thách thức cho các quốc gia khi tác động mạnh mẽ lên thị trường lao động và già hóa dân số. Sự thay đổi của thị trường lao động là điều được dự báo rất nhiều, nhưng hiện chưa xác định được cụ thể ngành nghề nào mất đi, ngành nghề nào tồn tại.

Điều này đòi hỏi người lao động phải tăng cường rất nhiều kỹ năng để đáp ứng sự thay đổi. Từ đó, đặt ra bài toán về đào tạo nguồn nhân lực và thiết kế lại chính sách ASXH, để tăng độ bao phủ, theo hướng tăng mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, giữa Chính phủ với nền kinh tế phi chính thức. “Đây là một cuộc đua giữa nền ASXH và những thay đổi của thị trường lao động”- ông Robert Palacios nhấn mạnh.

Với vấn đề già hóa dân số, ông Robert Palacios cho rằng, nếu như các nước phương Tây mất 50 năm để từ thời kỳ dân số vàng tiến sang giai đoạn già hóa dân số, thì ở các nước Châu Á chỉ mất 20 năm. Và, với Việt Nam, tốc độ này có thể còn nhanh hơn, sẽ tác động lớn đến thị trường lao động và đối tượng của hệ thống ASXH.

Vì vậy, ông Robert Palacios dự báo, BHXH truyền thống dựa trên khoản khấu trừ thuế hay từ lương của người lao động sẽ không bắt kịp với tốc độ già hóa dân số. Bài toán đặt ra, là các quốc gia phải nhanh chóng tăng tỉ lệ bao phủ BHXH bằng cách thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn, như: Ứng dụng các công nghệ mới (chứng minh nhân dân kỹ thuật số có sinh trắc học; chi trả, đóng nộp qua kỹ thuật số, các phần mềm…).

Quan trọng hơn, mỗi quốc gia cần xây dựng để tất cả người dân có 1 mã số ID duy nhất trong cơ sở ASXH để thuận lợi trong việc quản lý, tiếp cận, phát triển đối tượng. Cơ sở dữ liệu về ASXH cần được kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác. Với người lao động có thu nhập thấp, cần có những chính sách trợ cấp để tăng diện bao phủ…