CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL),ứngkhoánQuỹWarburgPincusróttriệuUSDvàfiorentina – empoli thành viên của NovaGroup vừa công bố thông tin về việc nhận khoản đầu tư 250 triệu USD từ nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus (Mỹ) dẫn đầu.
Theo đó, nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu đã hoàn tất thương vụ đầu tư trị giá 250 triệu USD vào Novaland trong chiến lược chiến lược đầu tư dài hạn của Warburg Pincus tại Việt Nam.
Warburg Pincus được biết đến là quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất với hơn 1,5 tỷ USD đã giải ngân tại Việt Nam, trong khi đó Novaland là doanh nghiệp phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với tổng doanh số tính theo giá trị hợp đồng gần 10 tỷ USD từ 2009 đến nay.
Theo kế hoạch, Novaland của ông Bùi Thành Nhơn sẽ sử dụng nguồn vốn huy động được từ Warburg Pincus để tiếp tục mở rộng quỹ đất chiến lược và hoàn thành việc phát triển các dự án trọng điểm đang triển khai.
Khoản đầu tư của Warburg Pincus diễn ra chỉ khoảng 2 tuần sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với quỹ. TGĐ Warburg Pincus khi đó bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực ngân hàng và có kế hoạch mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.
Việt Nam là điểm đến đầu tư lớn thứ ba ở châu Á của Warburg Pincus, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Giao dịch đầu tư vào Novaland đánh dấu khoản đầu tư thứ 6 vào Việt Nam của Warburg Pincus. Từ năm 2013, Warburg Pincus đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vốn cổ phần vào một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, bao gồm Vincom Retail, chuỗi bán lẻ hiện đại tại Việt Nam (đã hoàn toàn thoái vốn vào năm 2019); BW Industrial Development, nhà phát triển công nghiệp và logistics hàng đầu Việt Nam; Lodgis Hospitality, nền tảng tích hợp về đầu tư, phát triển và vận hành dự án nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam; Techcombank, ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam; và MoMo, nền tảng công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam. Warburg Pincus tin tưởng mạnh mẽ vào quỹ đạo tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam và tiếp tục tích cực theo đuổi các cơ hội mới để đầu tư vào các nền tảng hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2013, Warburg Pincus thực hiện thương vụ đầu tư lớn đầu tiên tại Việt Nam khi rót 200 triệu USD để mua 20% cổ phần Vincom Retail (VRE), một thành viên ủa Vingroup. Đến năm 2015, Warburg Pincus đã đầu tư tiếp 100 triệu USD.
Khi Vincom Retail niêm yết vào năm 2017, Warburg Pincus đã thoái ra một phần vốn, thu về 470 triệu USD và thoái tiếp phần còn lại trong năm 2019, thu về thêm khoảng 80 triệu USD.
Hồi đầu tháng 7/2019, đại diện Warburg Pincus rút khỏi hội đồng quản trị của Vingroup và Vincom Retail.
Năm 2018, Warburg Pincus liên doanh với Becamex IDC với số vốn hơn 200 triệu USD để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có tên CTCP Phát triển công nghiệp BW.
Cũng trong 2018, Warburg Pincus cũng đã rót hơn 370 triệu USD vào Techcombank để nắm giữ 8% cổ phần ngân hàng này và vẫn giữ nguyên khoản đầu tư này. Quỹ tiếp tục đầu tư vào Momo nhưng số vốn đầu tư không được công khai. MoMo được cho là hiện đã có giá trị vượt mức 2 tỷ USD và trở thành một trong những kỳ lân công nghệ của Việt Nam.
Gần đây, các quỹ ngoại lại đổ tiền vào Việt Nam với những cái tên như Dragon Capital, Fubon…
Các quỹ như KKR của Mỹ hay Temasek của Singapore cũng đổ tiền vào nhiều doanh nghiệp Việt lớn.
Ông Bùi Xuân Huy, Chủ tịch HĐQT Novaland, cho biết, Warburg Pincus có bề dày kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam và Châu Á và Novaland kỳ vọng mối quan hệ này sẽ đem lại những trái ngọt trong giai đoạn phát triển mới của tập đoàn.
Tiếp tục rung lắc
Theo VDSC, diễn biến thị trường tiếp tục theo hướng tăng điểm và nhích dần đến vùng 1.300 điểm của VN-Index. Mặc dù VN-Index có động thái vượt mức cao trong phiên trước (1.297,64 điểm) nhưng nhìn chung diễn biến tăng điểm vẫn đang gặp khó khăn và thận trọng, thể hiện qua thanh khoản thấp và giảm so với với phiên trước. Với động thái thận trọng này, dự kiến vùng cản 1.300 – 1.320 điểm của VN-Index sẽ tiếp tục gây áp lực lớn đến thị trường trong thời gian gần tới.
Theo AseanSC, thị trường hôm 1/6 tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch khá giằng co khi sắc đỏ chiếm ưu thế, và đà tăng chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy dòng tiền chưa thực sự lan tỏa, do đó AseanSC cho rằng khả năng VN-Index sẽ tiếp tục gặp rung lắc trong phiên giao dịch tới. Dự báo trong phiên giao dịch ngày mai, sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.290 – 1.295 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.300 – 1.305 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày
Chốt phiên giao dịch chiều 1/6, chỉ số VN-Index tăng 6,84 điểm lên 1.299,52 điểm. Chỉ số HNX-Index của sàn Hà Nội giảm 0,39 điểm xuống 315,37 điểm. Upcom-Index giảm 0,34 điểm xuống 95,1 điểm. Thanh khoản đạt tổng cộng 18,7 nghìn tỷ đồng, trong đó có 16,0 nghìn tỷ đông trên sàn HOSE.
V. Hà
Tập đoàn Novaland tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch huy động vốn cho những dự bất động sản trải dài khu vực phía Nam và miền Trung.